Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Thứ ba, 13/04/2021 | 16:15 Theo dõi CFĐT trên

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa có vắc-xin dự phòng. Bệnh nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ để lại những biến chứng vô cùng nặng nề. Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng.

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác và thường bùng phát vào mỗi dịp hè. Bệnh tay chân miệng nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì rất dễ để lại các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một dạng bệnh lây nhiễm và thường gặp nhiều nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh do virus Enterovirus với nhiều loại như coxsackievirus, echovirus…gây ra. Bệnh có 2 thể:

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do virus coxsackievirus A16 gây ra là dạng bệnh thể nhẹ, có thể tự khỏi từ 7- 10 ngày mà không cần điều trị.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do virus coxsackievirus 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng, rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Dạng bệnh này cũng rất dễ để lại biến chứng như các vấn đề về thần kinh, viêm màng não, viêm não, ảnh hưởng hệ hô hấp.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và hiện chưa có vắc-xin dự phòng. Tháng 3, 4 hằng năm là thời điểm bệnh tay chân miệng gia tăng.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn... Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.

Trong 1 - 2 ngày đầu nhiễm bệnh, trẻ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính vài milimét, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.

Khi thấy trẻ bị tay chân, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Trường hợp trẻ bị nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị tại nhà. Cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tay chân miệng trở nặng dưới đây:

Trẻ quấy khóc liên tục kéo dài: Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20’ lại dậy và quấy khóc liên tục. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ: Khi bệnh tay chân miệng trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dễ dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

Hay giật mình: Trẻ thường giật mình, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Đó là những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng. Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong những triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. 

Phương Thảo
Theo VnMedia.vn Copy
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng gây ra, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ mắc bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại biến chứng vô cùng nặng nề. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng mà các mẹ cần nắm được.
Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan?

Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan?

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh được gây ra bởi virus, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nặng nề. Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan không?
Bệnh tay chân miệng có chữa được không?

Bệnh tay chân miệng có chữa được không?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là căn bệnh thường gặp vào mùa hè và rất dễ lây lan. Vậy, bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh tay chân miệng có chữa được không?
‘Cơn điên’ Bitcoin khiến môi trường toàn cầu phải trả giá ra sao?

‘Cơn điên’ Bitcoin khiến môi trường toàn cầu phải trả giá ra sao?

Trong suốt một năm qua, thị trường Bitcoin bùng nổ, các máy chủ đào Bitcoin trên toàn cầu tiêu tốn tới 128,84 TWh mỗi năm, nhiều hơn cả lượng điện năng tiêu thụ hàng năm ở các quốc gia như Ukraine hay Argentina.
Đế chế của Jack Ma chịu mức phạt chống độc quyền kỷ lục

Đế chế của Jack Ma chịu mức phạt chống độc quyền kỷ lục

Trung Quốc đã áp mức phạt kỷ lục 18 tỷ NDT (tương đương 2,75 tỷ USD) đối với Alibaba, sau khi phát hiện đế chế của Jack Ma đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình trong nhiều năm.
Sự phụ thuộc của tập đoàn công nghệ Mỹ vào các nhà sản xuất chip Đài Loan sẽ kéo dài

Sự phụ thuộc của tập đoàn công nghệ Mỹ vào các nhà sản xuất chip Đài Loan sẽ kéo dài

Con đường phía trước là rất khó khăn cho các công ty Mỹ khi cố gắng cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất chip tại Đài Loan.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp