Trước tình trạng xung đột Nga – Ukraine, giá dầu có thể “nhảy vọt” lên đến 150 USD/thùng nếu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Trước tình trạng xung đột Nga – Ukraine, giá dầu có thể “nhảy vọt” lên đến 150 USD/thùng nếu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Ngày 24/2 vừa qua, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, giá dầu đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng vào, chạm mức cao nhất kể từ năm 2014.
Trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine tiếp tục leo thang, Ông Daniel Turner, Giám đốc Điều hành của Power The Future (Mỹ) cho biết, giá dầu cán mốc 150 USD/thùng là hoàn toàn có thể xảy ra vì tình trạng gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu, đồng thời cảnh báo rằng nếu áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dầu nhập khẩu từ Nga, giá dầu thậm chí có thể tăng lên 200 USD/thùng.
“Giá dầu tăng phi mã sẽ phá hủy nền kinh tế Mỹ”. Ông Turner khẳng định trước tình hình xung đột Nga – Ukraine đang dần dần gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Theo các chuyên gia, giá dầu tăng nhanh là do xung đột Nga – Ukraine tiếp tục căng thẳng. Bất chấp Mỹ và nhiều nước đã thỏa thuận giải phóng các kho dự trữ chiến lược nhằm “hạ nhiệt” thị trường, giá dầu trong ngày hôm qua vẫn tiếp tục tăng 5 USD/thùng.
Trước đó, ngày 1/3/2022, 31 thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu thô từ nguồn dự trữ.
Cùng ngày, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, trong Thông Điệp Liên Bang của mình, đã tuyên bố, Mỹ sẽ đi đầu bằng việc “mở kho” 30 triệu thùng dầu từ nguồn Dự trữ dầu chiến lược nhằm giảm giá khí đốt dùng trong sinh hoạt.
Tuy nhiên, tuyên bố của người đứng đầu Nhà Trắng cũng không thể xoa dịu lo ngại của thị trường về sự gián đoạn nguồn cung từ Nga – đất nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Ả rập Xê út.
Giá dầu thô tại Mỹ đã tăng 7,69 USD lên 103,41 USD/thùng vào ngày 1/3. Còn tại Anh, giá dầu Brent đã 5,03 USD lên 111,63 USD/thùng trong ngày 2/3.
Ông Turner đã bác bỏ tuyên bố của tổng thống Biden về việc giải phóng 30 triệu thùng dầu dự trữ, đồng thời nhấn mạnh, số lượng dầu này chỉ đủ cho nhu cầu của nước Mỹ trong chưa đầy 2 ngày.
“Ngài tổng thống đã bỏ qua thực tế khi ban hành lệnh cấm các hoạt động khai thác dầu tại vịnh Mexico và cho tạm dừng cho thuê khai thác dầu khí trên vùng đất do liên bang quản lý.”
Ông Turner còn cho rằng, các chính sách về năng lượng, lạm phát và chính trị của tổng thống Biden đã khiến người dân Mỹ phải gánh chịu hậu quả khi giá dầu tăng vọt, trong khi giúp củng cố vị thế của chính quyền Putin.
Trong một loạt mệnh lệnh nhằm chống biến đổi khí hậu, Tổng thống Biden đã tạm thời đình chỉ việc cấp giấy phép khai thác dầu khí trên các vùng đất và vùng biển thuộc quản lý của liên bang, đồng thời hủy bỏ dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL.
Ngoài ra, Tổng thống Biden đã thu hồi giấy phép của dự án đường ống dẫn khí dài 1.700 dặm được cấp vào ngày đầu tiên ông nhậm chức. Dự án này dự kiến sẽ tạo ra việc làm cho hơn 11.000 người Mỹ trong năm nay.
Áp lực cho ông Biden đang ngày càng gia tăng vì những quyết định gây tổn hại đến lĩnh vực sản xuất dầu trong nước sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Theo ông Turner, cách duy nhất để ngăn cản đà tăng giá dầu và làm suy yếu sức mạnh của chính quyền Putin chính là nước Mỹ phải tăng cường sản xuất dầu.