Loạt nước phản đối lệnh trừng phạt Nga trong bối cảnh xung đột

Thứ năm, 03/03/2022 | 17:03 Theo dõi CFĐT trên

Lệnh trừng phạt Nga bị tổng thống Venezuela chỉ trích là "điên rồ", trong khi Mexico, Brazil và Trung Quốc cũng từ chối tham gia trừng phạt Moskva.

"Những gì họ đang làm chống lại người dân Nga là tội ác, một cuộc chiến tranh kinh tế", Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu trên truyền hình hôm 2/3.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu qua video tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 28/2. Ảnh: AFP.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu qua video tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 28/2. Ảnh: AFP.

 

Ngân hàng Nga đã bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT

Lưu ý một số ngân hàng Nga đã bị loại khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT và nhiều quốc gia cấm máy bay Nga khỏi không phận của họ, Maduro gọi đây là hành động "điên rồ" cần phải được chấm dứt.

"Các cuộc chiến tranh kinh tế phải kết thúc. Các vấn đề của thế giới phải được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, chính trị. Hòa bình thế giới phải được gìn giữ", ông Maduro nhấn mạnh.

Nga hiện là đồng minh chủ chốt của Venezuela. Điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 1/3, ông Maduro đã bày tỏ "sự ủng hộ mạnh mẽ" hành động của Moskva, theo tuyên bố của Điện Kremlin.

Mexico hôm 1/3 cũng tuyên bố sẽ không áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt kinh tế nào đối với Nga. "Chúng tôi sẽ không thực hiện bất kỳ hình thức trả đũa kinh tế nào bởi chúng tôi muốn có quan hệ tốt với tất cả các chính phủ trên thế giới", Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador nói.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 28/2 từ chối áp lệnh trừng phạt Nga và tuyên bố duy trì quan điểm trung lập trong vấn đề Ukraine. Ông chỉ ra rằng Brazil phụ thuộc vào nguồn phân bón Nga và lệnh trừng phạt sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp, đồng thời khẳng định Brazil ủng hộ hòa bình nhưng không muốn "gây thêm bất kỳ vấn đề nào" cho đất nước.

Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ không cùng các chính phủ châu Âu áp đặt biện pháp trừng phạt tài chính đối với Nga.

"Chúng tôi sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt Nga như vậy, và chúng tôi sẽ duy trì trao đổi kinh tế, thương mại và tài chính bình thường với tất cả các bên liên quan. Chúng tôi không chấp nhận các lệnh trừng phạt tài chính", Guo Shuqing, Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, cho biết, thêm rằng các biện pháp trừng phạt thiếu cơ sở pháp lý và "sẽ không có tác dụng tốt".

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm mục tiêu "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine". Sau 7 ngày triển khai chiến dịch, lực lượng Nga đến nay đã kiểm soát được Berdyansk, thành phố duyên hải ở đông nam Ukraine, cũng như thành phố Kherson ở miền nam nước này.

Quân đội Nga đang tăng cường bao vây các thành phố lớn khác của Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev và thành phố Kharkov ở phía đông bắc.

Mỹ và nhiều nước phương Tây đã áp lệnh loạt lệnh trừng phạt Nga để phản ứng với chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine, khiến Nga đối mặt cuộc khủng hoảng tài chính khi giá trị đồng ruble lao dốc xuống mức thấp kỷ lục so với USD. Điện Kremlin tuyên bố các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không bao giờ khiến Nga thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine.

Tuy nhiên, Nga không phải bên duy nhất chịu những tổn thương từ các biện pháp trừng phạt. Giới chuyên gia dự đoán chúng có thể ảnh hưởng tới hàng loạt quốc gia trên toàn cầu, đặc biệt là những nước vốn phụ thuộc nhiều vào lúa mỳ hay khí đốt của Ukraine và Nga. Nga là một trong những nhà xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới và Ukraine là quốc gia trung chuyển khí đốt chính của Nga.

Đến nay, các lệnh trừng phạt chưa nhắm trực tiếp vào lĩnh vực năng lượng, nhưng giới chuyên gia lo ngại Moskva có thể trả đũa bằng cách hạn chế xuất khẩu dầu và khí đốt sang châu Âu.

Cuộc khủng hoảng cũng làm dấy lên quan ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung ngũ cốc như lúa mỳ, ngô hay hạt có dầu. Nga và Ukraine cùng nhau chiếm khoảng 30% lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, gần 1/5 lượng ngô thương mại và khoảng 80% lượng xuất khẩu dầu hướng dương.

Các chuyên gia dự đoán hoạt động quân sự của Nga sẽ làm tăng giá lương thực ở các nước như Libya, Yemen hay Lebanon, làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng lương thực ở những quốc gia này.

Huyền Lê
Theo vnexpress.net Copy
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp