Giá dầu thế giới tăng cao nhất kể từ năm 2013. Mặc dù các biện pháp trừng phạt của phương Tây lên Nga đã miễn trừ lĩnh vực năng lượng. Song các nhà giao dịch vẫn e ngại giao dịch các loại dầu của Nga, làm gia tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Giá dầu thế giới tăng cao nhất kể từ năm 2013. Mặc dù các biện pháp trừng phạt của phương Tây lên Nga đã miễn trừ lĩnh vực năng lượng. Song các nhà giao dịch vẫn e ngại giao dịch các loại dầu của Nga, làm gia tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung.
Giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013 trong phiên giao dịch qua đêm 1/3, với giá dầu Brent đạt mức cao nhất 110 USD/thùng khi đà phục hồi bùng nổ của dầu thô tiếp tục. Động thái này diễn ra khi OPEC và các đồng minh sản xuất dầu, bao gồm Nga, chuẩn bị gặp nhau vào 3/3 để thảo luận về sản lượng của tháng 4.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng hơn 5% lên mức 109,23 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 8/2013. Trong phiên 1/3, hợp đồng tăng 8,03% lên 103,41 USD/thùng.
Dầu thô Brent chuẩn toàn cầu tăng 5,6% lên 110,84 USD, mức cao nhất kể từ tháng 7/2014. Trong phiên giao dịch hôm 1/3, hợp đồng đã tăng 7,15% lên 104,97 USD/thùng.
John Kilduff, đối tác của Again Capital cho biết: “Không có thời gian nghỉ ngơi. Đây là thời điểm quan trọng đối với thị trường và nguồn cung”.
Cả WTI và Brent lần đầu tiên tăng trên 100 USD vào hôm 24/2 kể từ năm 2014 sau khi Nga xâm lược Ukraine, gây ra lo ngại về nguồn cung tại thị trường vốn đã rất chật hẹp.
Ed Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda cho biết: “Giá dầu thô không thể ngừng tăng cao vì thị trường dầu mỏ rất eo hẹp có thể sẽ gặp rủi ro hơn nữa đối với nguồn cung khi xung đột ở Ukraine bùng phát. Dầu thô Brent có thể tăng lên mức 120 USD nếu thị trường dầu bắt đầu cho rằng có khả năng các lệnh trừng phạt mới sẽ được áp dụng đối với năng lượng của Nga”.
Hôm 1/3, các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã công bố kế hoạch giải phóng 60 triệu thùng dầu dự trữ trong một nỗ lực nhằm giảm bớt đà tăng của giá dầu. Theo đó, Mỹ sẽ giải phóng 30 triệu thùng. Tuy nhiên, thông báo này không làm dịu thị trường.
Cả dầu WTI và dầu Brent đều tăng hơn 40% tính đến thời điểm hiện tại do nhu cầu phục hồi trong khi nguồn cung vẫn bị hạn chế. Các nhà sản xuất toàn cầu đã kiểm soát sản lượng trong khi OPEC và các đồng minh sản xuất dầu của họ đang dần đưa các thùng dầu trở lại thị trường, sau khi thực hiện việc cắt giảm nguồn cung chưa từng có gần 10 triệu thùng/ngày vào tháng 4/2020.
Gần đây nhất, tập đoàn đã nâng sản lượng lên 400.000 thùng mỗi ngày mỗi tháng.
“Chúng tôi nghĩ rằng nhóm sản xuất có thể sẽ đi đúng hướng với lịch trình nới lỏng hiện tại và tránh sa vào cuộc khủng hoảng an ninh ngày càng sâu sắc liên quan đến đồng Chủ tịch tập đoàn là Nga,” RBC viết trong một lưu ý cho khách hàng.
Công ty đã lưu ý rằng “có thể có sự thay đổi chiến lược trong những tuần tới” nếu có sự gián đoạn nguồn cung.
Nga là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu khí chủ chốt - đặc biệt là sang châu Âu. Cho đến nay, khu phức hợp năng lượng của nước này vẫn chưa bị trừng phạt trực tiếp. Tuy nhiên, có những tác động từ các lệnh trừng phạt tài chính đối với Nga đã khiến một số người mua nước ngoài không muốn mua các sản phẩm năng lượng từ Nga.