Cầm trên tay tấm bằng cử nhân kinh tế, nhưng ra trường đúng dịp Covid-19 nên cô gái chẳng thể xin nổi việc làm. Để gánh cháo mưu sinh trên vỉa hè của mẹ vơi bớt nhọc nhằn, em đi chạy xe ôm, ship hàng, làm công nhân... thế nhưng, giờ đây điều mong muốn của em chỉ còn trong những giấc mơ.
Trao đổi chúng tôi, cô Nguyễn Phương Hoa (56 tuổi, trú tại Phường Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) cho biết, vào khoảng 9h30' sáng ngày 22/6, cô nhận được 1 cuộc gọi. Khi nghe điện thoại thì mới biết tin con gái của cô là Trần Thị Quỳnh Anh (26 tuổi) bị ngất, đang cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Ngay sau đó, vợ chồng cô Hoa vội vã đi về Hải Dương nhưng đi được nửa đường thì lại nhận được tin báo Quỳnh Anh đang được đưa đến Hà Nội cấp cứu khẩn cấp, vợ chồng cô lại quay ngược trở về Hà Nội.
Trên đường nhập viện, Quỳnh Anh vẫn tỉnh táo và nhận thức được. Tuy nhiên, khoảng 15 phút sau, Quỳnh Anh rơi vào trạng thái nguy cấp. Em nhanh chóng được đưa đi cấp cứu gấp. Các y, bác sĩ nhanh chóng tiến hành chuẩn đoán, sử dụng mọi cách để giúp em giành giật lại sự sống khỏi “tử thần”.
Cùng lúc đó, ở phía bên ngoài phòng cấp cứu, cô Hoa không cầm được nước mắt khi nhìn đứa con gái mới ngày nào còn cầm trên tay tấm bằng cử nhân kinh tế nở nụ cười rạng ngời về khoe với mẹ, giờ đang nằm bất động chẳng nhúc nhích được. Còn chú Trần Văn Vượng (chồng cô Hoa) đứng bên cạnh sững sờ như chết lặng, đôi mắt đỏ hoe rơm rớm nước mắt, chỉ mong con gái sẽ “tai qua nạn khỏi”.
Được biết, Quỳnh Anh tốt nghiệp cử nhân kinh tế nhưng ra trường đúng vào thời điểm dịch Covid-19 nên chẳng xin được một công việc đúng ngành nghề.
Mong muốn giúp gánh cháo của mẹ vơi bớt đi nỗi nhọc nhằn, Quỳnh Anh quyết định xin làm các công việc trái ngành như tạp vụ, shipper, tư vấn… cho đến công nhân, dường như những công việc chính đáng em đều nhận làm, thế nhưng, giờ đây điều mong muốn của em chỉ còn trong những giấc mơ.
“Con gái tôi xuống làm công nhân tại một nhà máy xí nghiệp trong Khu công nghiệp Tân Trường (Hải Dương)từ năm ngoái, nhưng dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi ở dưới đó có dịch nên con gọi điện về cho gia đình bảo không về được. Đợt vừa rồi thì con cũng có ý định về, nhưng ở Hà Nội lại có dịch Covid-19. Lo sợ về nhà chơi vài hôm, xuống đó lại phải đi khai báo, cách ly 21 ngày và xét nghiệm nên con không về nhà nữa. Nào ngờ, lúc gặp con thì con đã nằm trên giường bệnh”, cô Hoa ngậm ngùi chia sẻ.
Tính mạng của nữ cử nhân kinh tế như “ngàn cân treo sợi tóc”
“Tôi trước gặp tai nạn bị gãy chân, dù đã được điều trị, nắn chỉnh xương khớp nhưng vẫn để lại di chứng, nhiều khi chân tôi vẫn đau nhức. Chồng tôi thì trước đây đi làm công nhân xây dựng, khoảng 9 năm trước không may bị tai nạn dẫn đến chấn thương cột sống phải phẫu thuật 2 lần. Sau 2 lần phẫu thuật, chồng tôi may mắn không phải nằm liệt giường nhưng mất sức lao động, không làm được việc nặng.
Tháng trước, cô con gái thứ 2 (SN 2000) bị chấn thương ở bàn chân do gặp tai nạn trong lúc đi chạy xe ôm, được người dân xung quanh đưa vào viện gấp, mấy hôm trước cháu được ra viện rồi. Còn cô con gái lớn thì…”, cô Hoa nghẹn lại không nói nên lời.
Hiện, Quỳnh Anh đã tỉnh lại và đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng tính mạng em như “ngàn cân treo sợi tóc”. Còn vợ chồng cô Hoa thì rơi vào bế tắc khi chi phí điều trị mỗi ngày quá lớn vì con gái không có bảo hiểm y tế. Gia đình cô đã khánh kiệt.
“Sau khi tiến hành chuẩn đoán, bác sĩ bảo con bị viêm cơ tim, đây là căn bệnh hiếm gặp nên điều trị rất tốn kém nhưng nếu được tiếp tục điều trị thí rất có thể sẽ khỏi bệnh... và quay trở lại cuộc sống bình thường như mọi người. Để có đủ tiền lo chi phí điều trị cho con, gia đình tôi đã phải đi vay mượn khắp nơi. Chỗ nào vay được cũng đã vay rồi nhưng đến hiện tại con mới qua cơn nguy kịch”, cô Hoa chia sẻ.
“Hôm 4/7, tôi được nhận giấy phiếu thu tạm ứng viện phí điều trị cho Quỳnh Anh, tính đến nay chi phí cũng đã hết hơn 600 triệu. Giờ trong nhà không còn đồng nào, chẳng thể vay được ở đâu nữa, không biết lần tới lấy đâu tiền để trả tiền viện phí cho con…”, cô Hoa bất lực nói.
Tưởng chừng gánh cháo là hi vọng cuối cùng gia đình, thế nhưng, do dịch Covid-19 nên cô Hoa bán chẳng được bao nhiêu, có hôm còn bị lỗ.
“Trước kia không có dịch, đông người trọ quanh đây thì tôi bán cháo ở ngoài vỉa hè thì cũng đủ nuôi 2 đứa con ăn học. Kể từ khi dịch Covid-19 ập đến, người ta di tản hết, quán cháo của tôi dường như bị ngó lơ”, cô Hoa kể.
“Trước 10 người mua thì nay chỉ còn 2, nhiều hôm ế quá thì cả nhà phải cháo thay cơm, còn hôm nào bán được ít thì bữa cơm có thêm rau và ít đậu phụ”, cô Hoa chia sẻ thêm.
Hiện, em Quỳnh Anh rất mong được các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân dang tay giúp đỡ để em được sống thêm một lần nữa.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về
Ông Trần Văn Vượng (bố của Quỳnh Anh)
SĐT: 0983670688
Địa chỉ: Số 6/25, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
Số tài khoản: 1330111791330001. Ngân hàng Cổ phần Thương mại Sài Gòn (SCB).
Gia đình bất hòa, lượm ve chai để mưu sinh, vay tiền đóng học cho con, Tết đến phải đi vay mượn... là những thứ ập đến với người công nhân vệ sinh môi trường trong suốt thời gian qua do bị công ty nợ lương.
Đời sống vốn đã khó khăn với những công nhân xa quê, giờ còn nhân lên gấp bội bởi dịch Covid-19, họ phải vật lộn với cuộc mưu sinh hằng ngày. Thâm nhập vào cuộc sống tại KCN Bắc Thăng Long, mới thấm hơn tình cảnh khốn khó mà những công nhân ở đây đang trải qua.
Tại Singapore, thịt từ phòng thí nghiệm và rau xanh trong nhà đang nở rộ khi đại dịch Covid-19 càng làm nổi lên những thách thức về an ninh lương thực. Tháng 12/2020, Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép bán thịt nhân tạo trên thị trường. Động thái này khiến nhiều người bất ngờ, nhưng với giới quan sát trong ngành, đây không phải điều đáng ngạc nhiên.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 9/7: Phiên hôm nay đã đưa ra những chỉ báo rằng thị trường đang trong trạng thái rất xấu như thanh khoản sụt giảm, áp lực bán khốc liệt và khối ngoại rút lui khỏi thị trường. Vì vậy, khả năng một lực điều chỉnh sẽ xảy ra trong phiên tới.
Microsoft vá một lỗ hổng được xếp hạng “rất quan trọng” có tên là CVE-2021-1675 vào tháng 6 vừa qua. Lỗ hổng mới của Windows cho phép tin tặc điều khiển từ xa máy tính thông qua hệ thống Print Spooler - một viễn cảnh đáng sợ.
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...