Trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh tái đi tái lại: Bố mẹ nên làm gì?

Thứ năm, 05/01/2023 | 10:11 Theo dõi CFĐT trên

Rất nhiều cha mẹ cảm thấy bế tắc khi con bị cảm lạnh, cảm cúm tái đi tái lại, chưa hết đợt ốm này lại đến đợt bệnh khác. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp cực kỳ quan trọng với các bé trong giai đoạn này.

Cảm cúm cảm lạnh - tại sao bé hay tái đi tái lại?

Rất nhiều cha mẹ cảm thấy bế tắc khi con bị cảm lạnh, cảm cúm tái đi tái lại, chưa hết đợt ốm này lại đến đợt bệnh khác. Con vừa khỏi sốt, hết đau họng 2-3 ngày, 2-3 tuần tiếp theo lại sốt, ho, chảy nước mũi. Việc trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm tái diễn liên tục có thể do một số nguyên nhân như sau:

- Sức đề kháng, nhất là đề kháng hô hấp trên còn non yếu: Hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất mong manh, tạo cơ hội để virus xâm nhập và gây ra các bệnh về đường hô hấp trên như cảm lạnh và cảm cúm. Trung bình, trẻ ở lứa tuổi mầm non có thể bị cảm lạnh từ 6-10 lần/ năm, trẻ ở độ tuổi học tiểu học bị cảm lạnh từ 7 - 12 lần/năm.

- Quá nhiều chủng virus: Cả cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp và do các loại virus khác nhau gây ra. Có khoảng gần 200 loại virus gây cảm lạnh thông thường và có 4 loại virus gây cúm gồm A, B, C. Trong đó, virus cúm A lại chia thành nhiều chủng bệnh khác nhau. Trẻ có thể vừa mắc loại virus này, mới điều trị khỏi lại nhiễm tiếp một loại virus khác ngay ở thời điểm cơ thể đang bị suy giảm sức đề kháng sau đợt nhiễm bệnh trước.

- Lây nhiễm: Trẻ sống và sinh hoạt trong gia đình hoặc trường học có người bị cảm cúm, cảm lạnh khiến virus tồn tại trong không khí và lây nhiễm sang trẻ dễ dàng hơn.

- Trẻ không được chăm sóc đúng cách: Nhiều cha mẹ giữ thói quen cho trẻ uống thuốc kháng sinh với hy vọng có thể giảm triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả với vi khuẩn và không có hiệu quả với virus. Vì vậy, cha mẹ chỉ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp cảm cúm cảm lạnh gây ra các vấn đề nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm mũi, viêm tai,...và không nên lạm dụng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố như môi trường sống ô nhiễm, gần các khu công nghiệp, trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng,... cũng làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh tái đi tái lại.

Giải pháp giúp hỗ trợ giảm tình trạng trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm tái đi tái lại

Bên cạnh tiêm chủng đầy đủ, cha mẹ cần ghi nhớ một số điều sau đây để hạn chế tình trạng trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm tái đi tái lại:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng đề kháng cho trẻ

Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất là vô cùng cần thiết hỗ trợ trẻ nâng cao hệ miễn dịch, từ đó nhanh chóng phục hồi và hạn chế tái phát bệnh.

- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho trẻ bú nhiều hơn để trẻ hấp thu nhiều dưỡng chất và kháng thể từ mẹ hơn.

- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đang trong thời kỳ ăn dặm, mẹ nên ưu tiên chế biến các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá; xây dựng thực đơn đa dạng món vừa tạo cảm giác ngon miệng vừa cung cấp đủ dinh dưỡng gồm các vitamin và khoáng chất là các nguyên liệu chủ yếu cho các phản ứng miễn dịch.

Vệ sinh môi trường sạch sẽ, thông thoáng

Môi trường không khí có nhiều bụi bẩn, nấm mốc sẽ gây hại đến đường hô hấp của trẻ. Việc giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát làm giảm nguy cơ tái phát các bệnh về đường hô hấp, trong đó có cảm lạnh, cảm cúm.

Cha mẹ nên thường xuyên khử trùng những nơi virus "lưu trú" như bàn ghế, tủ, giường, cửa, nhà vệ sinh, đồ chơi của trẻ. Ngoài ra nên hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, che miệng khi hắt hơi, sổ mũi, ho; đeo khẩu trang khi đi ra đường,...

Khuyến khích trẻ vận động 

Tập thể dục giúp hệ thống miễn dịch tìm và tiêu diệt các bệnh nhiễm trùng. Bằng việc khuyến khích trẻ ra ngoài vận động có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, cảm cúm.

Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Theo tiến sĩ Tommy Södergren, chuyên gia tư vấn nhi khoa của Livi: Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus gây ra hầu hết các bệnh cảm lạnh và ho. Do vậy, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh. Nên cho trẻ đi thăm khám để biết chính xác con có cần dùng kháng sinh hay không.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp trên

Đối với rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là những bệnh liên quan đến virus như cảm lạnh và cảm cúm, vai trò của việc tăng cường đề kháng hô hấp trên - nơi tiếp xúc gần nhất với mầm bệnh là yếu tố quan trọng.

Chính vì vậy, để giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất bị cảm lạnh, cảm cúm, cha mẹ nên lựa chọn bổ sung cho con các sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng hô hấp trên, hỗ trợ giảm triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.

Tổng hợp
Theo VnMedia.vn Copy
Tìm ra cơ chế mới kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Tìm ra cơ chế mới kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Các nhà khoa học đã tìm ra được manh mối quan trọng về cách một số vi khuẩn tìm cách để tránh kháng sinh.
Phụ huynh cần lưu ý dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa ở trẻ

Phụ huynh cần lưu ý dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa ở trẻ

Xuất huyết tiêu hóa ở người lớn chúng ta đã quá quen, tuy nhiên xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em cũng rất nguy hiểm đối với trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
WHO 'báo động đỏ' dịch sởi quay lại

WHO "báo động đỏ" dịch sởi quay lại

22 quốc gia đã bắt đầu có những đợt bùng phát dịch sởi lớn và gián đoạn từ năm 2021 với 9 triệu ca mắc, 128.000 ca tử vong; tình hình có dấu hiệu nghiêm trọng hơn trong năm nay, có thể lan toàn cầu do "lỗ hổng" vắc-xin.
Hà Nội: Nhóm đối tượng tổ chức sản xuất, in ấn hơn 100 tấn sách giả

Hà Nội: Nhóm đối tượng tổ chức sản xuất, in ấn hơn 100 tấn sách giả

Nhóm đối tượng Đạt, Thịnh, Long đã tổ chức sản xuất, in ấn, đóng gói và buôn bán số lượng lớn sách của nhiều nhà xuất bản khác nhau mà không có bản quyền xuất bản, không có hợp đồng liên kết xuất bản, in ấn và không có giấy phép hoạt động in ấn theo quy định...
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV

8h00 sáng nay 05/01/2023, dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khoá XV chính thức khai mạc.
Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 5/1

Lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 5/1

Chúng tôi xin sơ lược thông tin sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 5/1 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp