Phụ huynh cần lưu ý dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa ở trẻ

Thứ sáu, 25/11/2022 | 15:54 Theo dõi CFĐT trên

Bé T.A 10 tuổi được đưa đến BVĐK huyện Thạch Thất, Hà Nội khi xuất hiện nhiều đợt hoa mắt, chóng mặt đến ngày thứ 3.

Theo lời kể của gia đình, bé A. ở nhà không có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ Khoa Nhi, BVĐK huyện Thạch Thất sau khi khám, phát hiện trẻ có biểu hiện da xanh bất thường, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp thấp.

Ngay lập tức các bác sĩ đã chỉ định cho đặt sonde dạ dày thấy ra dịch nâu, thăm hậu môn trực tràng có phân đen theo găng.

Da của trẻ trước khi được điều trị xanh xao, nhợt nhạt bất thường
Da của trẻ trước khi được điều trị xanh xao, nhợt nhạt bất thường

Trẻ nhanh chóng được làm các xét nghiệm máu, siêu âm và chụp X- quang ổ bụng, nội soi dạ dày kiểm tra. Kết quả cho thấy trẻ có tình trạng thiếu máu nặng do xuất huyết tiêu hóa nguyên nhân do có nhiều ổ loét vùng tá tràng. Bệnh nhi được điều trị đặt sonde và bơm rửa dạ dày, cầm máu, truyền máu, sử dụng thuốc giảm tiết acid.

Sau 3 ngày điều trị tích cực tại bệnh viện hiện trẻ da niêm mạc hồng, bắt đầu ăn cháo nguội, tình trạng cải thiện hơn. Qua nội soi kiểm tra vết loét đã cầm máu ổn định các xét nghiệm công thức máu có cải thiện rõ rệt.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Minh, Trưởng Khoa Nhi, BVĐK huyện Thạch Thất, xuất huyết tiêu hóa ở người lớn chúng ta đã quá quen, tuy nhiên xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em cũng rất nguy hiểm đối với trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em với các biểu hiện lâm sàng như nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài phân máu với các mức độ biểu hiện khác nhau.

Xuất huyết tiêu hóa chiếm khoảng 10%-20% các trường hợp đến khám tại chuyên khoa tiêu hóa. Tuy nhiên mức độ xuất huyết có thể khác nhau. Bệnh có thể là một cấp cứu đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc cũng có thể là biểu hiện nhẹ cho phép trì hoãn trong chẩn đoán và điều trị.

Trước một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, quá trình tiếp cận bệnh nhân đòi hỏi phải đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân, cung cấp oxy nếu cần, đặt đường truyền tĩnh mạch, đánh giá mức độ thiếu máu dựa vào lâm sàng và xét nghiệm máu, chuẩn bị máu truyền và làm các test thăm dò chức năng đông máu.

Xuất huyết tiêu hóa có rất nhiều nguyên nhân, BS Nguyễn Văn Minh khuyến cáo: Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần theo dõi và đưa trẻ tái khám khi có một trong các dấu hiệu trẻ xuất hiện tình trạng thiếu máu như hoa mắt chóng mặt, da xanh, mệt mỏi.

- Trẻ ăn, uống kém hoặc không chịu ăn. Trẻ bị đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua.
- Trẻ vàng da vàng mắt, bụng chướng hoặc to hơn bình thường.
- Trẻ có biểu hiện khát nước nhiều, trẻ nôn ra máu, phân của trẻ có máu.
- Trẻ ăn uống kém hoặc không chịu ăn cũng là một trong những dấu hiệu cha mẹ cần lưu tâm.
Cha mẹ, người chăm sóc cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay khi trẻ có một trong các dấu hiệu: trẻ li bì, khó đánh thức; trẻ kích thích, vật vã; trẻ thiếu máu nặng: da xanh nhiều, môi nhợt; trẻ nôn máu đỏ tươi hoặc máu cục, trẻ đi ngoài phân đen hoặc máu, mệt hơn sau mỗi lần nôn hoặc đi đại tiện.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng lưu ý cha mẹ, người chăm sóc trẻ nên trang bị kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị xuất huyết tiêu hoá, đặc biệt là nhận biết sớm dấu hiệu thiếu máu cũng như tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ để có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời cho trẻ.

PV
Theo VnMedia.vn Copy
WHO 'báo động đỏ' dịch sởi quay lại

WHO "báo động đỏ" dịch sởi quay lại

22 quốc gia đã bắt đầu có những đợt bùng phát dịch sởi lớn và gián đoạn từ năm 2021 với 9 triệu ca mắc, 128.000 ca tử vong; tình hình có dấu hiệu nghiêm trọng hơn trong năm nay, có thể lan toàn cầu do "lỗ hổng" vắc-xin.
Gợi ý list thực phẩm giúp cơ thể giải thoát khỏi độc tố

Gợi ý list thực phẩm giúp cơ thể giải thoát khỏi độc tố

Sức khỏe của chúng ta đang dần bị đe dọa bởi những yếu tố của môi trường đã gây tích tụ nhiều độc tố bên trong cơ thể. Về lâu dài, chúng sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho co người. Nhưng các bạn cũng đừng quá lo lắng, vì chúng ta có thể tự cứu chữa bản thân mình bằng việc cung cấp các loại thực phẩm dinh dưỡng mỗi ngày.
Uống thuốc bổ vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Uống thuốc bổ vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Không chỉ thuốc chữa bệnh mà ngay cả với thuốc bổ, thời điểm uống cũng rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Vicostone chốt lịch trả cổ tức tiền mặt 30%

Vicostone chốt lịch trả cổ tức tiền mặt 30%

CTCP Vicostone (HNX: VCS) ngày 5/12 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức lần 2 năm 2022.
Saigontel: Một thành viên HĐQT xin từ chức

Saigontel: Một thành viên HĐQT xin từ chức

Ông Lê Nguyễn Hoàng Anh mới đây đã đệ đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT tại CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (Saigontel, HOSE: SGT) với lý do cá nhân.
Kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu vào năm 2023

Kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu vào năm 2023

Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi khi năm 2022 sắp kết thúc. Tuy nhiên, tình hình không nghiêm trọng như các nhà kinh tế lo ngại và nhiều khả năng thế giới có thể tránh được một cuộc suy thoái sâu vào năm tới.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp