Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi khi năm 2022 sắp kết thúc. Tuy nhiên, tình hình không nghiêm trọng như các nhà kinh tế lo ngại và nhiều khả năng thế giới có thể tránh được một cuộc suy thoái sâu vào năm tới.
Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi khi năm 2022 sắp kết thúc. Tuy nhiên, tình hình không nghiêm trọng như các nhà kinh tế lo ngại và nhiều khả năng thế giới có thể tránh được một cuộc suy thoái sâu vào năm tới.
Các cuộc khảo sát doanh nghiệp được công bố hôm thứ Tư (23/11) cho thấy sự sụt giảm về sản lượng kinh tế tại Mỹ và châu Âu trong tháng 11. Thế nhưng, một số số chỉ số khác của hai nền kinh tế này lại chỉ ra sự phục hồi bất chấp môi trường lãi suất và tỷ lệ lạm phát đều ở mức cao.
Theo S&P Global, chỉ số sản lượng tổng hợp của Mỹ, bao gồm hoạt động sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 46,3 điểm trong tháng 11 so với 48,2 điểm của tháng 10. Đây là mức giảm nhanh nhất kể từ năm 2009.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, triển vọng tăng trưởng rất không chắc chắn khi nước này phải đối mặt với sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19. Các nhà kinh tế kỳ vọng tăng trưởng sẽ phục hồi vào năm tới khi Bắc Kinh cố gắng nới lỏng các chính sách cứng rắn đối với đại dịch.
Bên cạnh đó, tại Mỹ, thị trường lao động thắt chặt và bảng cân đối tài chính hộ gia đình vẫn ở mức tốt, hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng người dân. Đây là động lực chính của nền kinh tế số một thế giới.
Triển vọng tăng trưởng của Mỹ phụ thuộc một phần vào việc nền kinh tế nước này vượt qua các đợt tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ như thế nào.
Xem thêm: Năm 2023: Mỹ có thể thoát suy thoái kinh tế nhưng Châu Âu thì khó tránh
Trong khi đó ở châu Âu, những gián đoạn kinh tế do Nga siết cung năng lượng đã giảm bớt và không nghiêm trọng như nhiều nhà phân tích lo ngại trước đó.
Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp trong khu vực đang thích nghi bằng cách cắt giảm tiêu thụ năng lượng. Ông cho biết thêm, các Chính phủ châu Âu cũng phân bổ các khoản hỗ trợ tài chính lớn hơn dự kiến cho các hộ gia đình để giải quyết vấn đề chi phí năng lượng và giá lương thực ngày càng tăng.
Ông Posen nói: “Chúng ta sẽ kết thúc năm nat với hơn 75% nền kinh tế thế giới thực sự hoạt động khá tốt. Mỹ và Liên minh châu Âu có thể sẽ trải qua những cuộc suy thoái tương đối ngắn, nhưng không quá khủng khiếp và có thể quay trở lại tăng trưởng sớm nhất là vào quý IV/2023."
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều nước đang phát triển bị tụt lại phía sau.
David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), trước đó đã cảnh báo các nước đang phát triển phải đối mặt với rủi ro kinh tế khi các quốc gia phát triển áp dụng những chính sách thắt chặt để giải quyết lạm phát, khiến dòng vốn chảy vào nền kinh tế đang phát triển bị sụt giảm.
Xem thêm: Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong sự sụt giảm kinh tế toàn cầu