Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong top 10 nơi có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với 16.504MW, chiếm 2,3% toàn cầu. Công suất trên đầu người của Việt Nam là 60W/người...
Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong top 10 nơi có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với 16.504MW, chiếm 2,3% toàn cầu. Công suất trên đầu người của Việt Nam là 60W/người...
Thế giới đang đẩy nhanh sử dụng năng lượng tái tạo với tốc độ chưa từng thấy và năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng hàng đầu.
Dù nhu cầu năng lượng toàn cầu giảm 4,5% trong năm 2020, các công nghệ năng lượng tái tạo vẫn cho thấy những bước phát triển đầy tiềm năng. Trong năm ngoái, thế giới đã lắp đặt thêm hơn 127 gigawatt (GW) - tương đương 127.000 triệu Watt (W) năng lượng mặt trời - mức tăng theo năm lớn nhất từ trước đến nay.
Hiện dẫn đầu thế giới về công suất lắp đặt năng lượng mặt trời là Trung Quốc 254.355 Megawatt (MW), chiếm 35,6% tổng số toàn cầu. Theo sau là Mỹ với 75.572MW, chiếm 10,6% toàn cầu. Công suất năng lượng mặt trời trên đầu người của Trung Quốc và Mỹ lần lượt là 147 và 237 Watt/người. (1 Megawatt = 1 triệu Watt).
Sau Trung Quốc là Mỹ, mà gần đây đã vượt qua 100,000MW công suất năng lượng mặt trời. Hàng năm tăng trưởng năng lượng mặt trời tại Mỹ đạt mức ấn tượng 42% trong thập kỷ qua. Các chính sách như tín dụng thuế đầu tư năng lượng mặt trời, cung cấp tín dụng thuế 26% đối với các hệ thống năng lượng mặt trời thương mại và dân cư, đã giúp thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển.
Mặc dù Australia chỉ sở hữu một phần nhỏ công suất so với Trung Quốc, nhưng nước này lại đứng đầu bảng xếp hạng bình quân đầu người do dân số tương đối thấp với 26 triệu người. Lục địa Úc nhận được lượng bức xạ mặt trời cao nhất so với bất kỳ lục địa nào và hơn 30% số hộ gia đình Úc hiện có hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.
Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong top 10 nơi có công suất lắp đặt năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới với 16.504MW, chiếm 2,3% toàn cầu. Công suất trên đầu người của Việt Nam là 60W/người.
Các quốc gia còn lại trong top 10 gồm: Nhật Bản (9,4%), Đức (7,5%), Ấn Độ (5,5%), Italy (3%), Australia (2,5%), Hàn Quốc (2%) và Tây Ban Nha (2%).