Trung Quốc là quốc gia tiếp theo mua dầu "đại hạ giá" của Nga?

Thứ ba, 29/03/2022 | 16:26 Theo dõi CFĐT trên
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giới quan sát trong ngành dầu mỏ cho biết, có “sự gia tăng đáng kể” trong việc giao dầu Nga cho Ấn Độ kể từ tháng 3 sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine diễn ra. Đồng thời, New Delhi có vẻ sẽ mua thêm nhiều dầu với mức giá thấp hơn từ Moscow.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho biết, Trung Quốc vốn là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, cũng được cho là sẽ mua thêm dầu từ Nga với mức chiết khấu sâu. 

Không những thế, các nước nhập khẩu dầu lớn như Ấn Độ và Trung Quốc đang phải vật lộn với giá dầu thô hiện ở mức cao vốn đã tăng vọt kể từ năm ngoái. 

Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ hàng đầu tại Kpler, cho biết: "Chúng tôi tin rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đẩy mạnh mua dầu thô của Nga được giảm giá mạnh."

Điều này sẽ đánh dấu một sự tương phản hoàn toàn so với những lời hùng biện của các cường quốc và các công ty lớn trên thế giới đang tránh mua dầu của Nga.

Trước đó, Mỹ đã giáng đòn trừng phạt vào Nga bằng một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào lĩnh vực năng lượng và Anh có kế hoạch tương tự trên vào cuối năm nay. Song song đó, EU cũng đang xem xét liệu có nên giảm sự phụ thuộc tiêu thụ vào Nga hay không.

Xem thêm: Ba Lan sẽ là nước đầu tiên ngừng nhập khẩu năng lượng Nga

Các nhà phân tích cho biết, các biện pháp trừng phạt sẽ để lại khoảng trống trên thị trường khi Nga đang có lượng dầu thô dư thừa không thể bán được.

IEA cho biết: “Kể từ giữa tháng 3, chúng tôi nhận thấy khả năng nguồn cung dầu 3 triệu thùng/ngày của Nga sẽ ngừng hoạt động bắt đầu từ tháng 4, nhưng điều đó có thể tăng lên nếu các hạn chế hoặc sự lên án của công chúng leo thang”.

Chủ tịch của Transversal Consulting - Ellen Wald cho hay, Một vài công ty kinh doanh xăng dầu - chẳng hạn như Glencore và Vitol đã giảm lần lượt 30 USD và 25 USD/thùng hai tuần trước cho dầu  hỗn hợp Urals.

Ngoài ra, theo các nhà phân tích và một số phương tiện truyền thông, Ấn Độ có thể bắt đầu mua dầu rẻ hơn từ Nga với mức chiết khấu khoảng 20% . Dựa trên giá dầu thô hiện tại, điều đó sẽ giảm hơn 20 USD/thùng. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Samir N. Kapadia, người đứng đầu bộ phận thương mại của công ty tư vấn quan hệ chính phủ Vogel Group, Ấn Độ chỉ nhập khẩu dầu thô từ Nga với tỷ trọng danh nghĩa từ 2% đến 5% một năm. Theo truyền thống, New Delhi lấy dầu thô từ Iraq, Ả Rập Xê Út, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nigeria - nhưng tất cả các quốc gia này đều đang tăng giá cao hơn.

Kapadia cho biết: “Ngày nay, động lực của Chính phủ Ấn Độ là kinh tế, không phải chính trị. Ấn Độ sẽ luôn tìm kiếm một thỏa thuận trong chiến lược nhập khẩu dầu của họ. Thật khó để không thừa nhận giá dầu giảm 20% có ý nghĩa như nào  đối với nền kinh tế, đặc biệt là sau đại dịch và suy giảm tăng trưởng toàn cầu.”

Xem thêm: Nga cân nhắc bán dầu và khí đốt đổi lấy Bitcoin

Kapadia cho biết: "Áp lực của Nhà Trắng nhằm hạn chế mua dầu thô từ Nga đã bị Delhi phớt lờ như không hề nghe thấy. Câu hỏi thực sự sẽ là Mỹ và châu Âu phản ứng như thế nào với Ấn Độ nếu họ bày tỏ thiện chí với Nga bằng cách cung cấp một đầu ra cho dầu của đất nước đang hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt".

“Nếu các nước phương Tây xoay quanh trọng tâm của Ấn Độ để xem xét việc hỗ trợ Nga có thể tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc trong khu vực như thế nào, thì mọi thứ có thể thay đổi,” Kapadia nói thêm.

Các nhà phân tích kỳ vọng Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới cũng sẽ mua dầu giảm giá từ Nga.

Theo IEA, gã khổng lồ châu Á đã là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga và mua trung bình 1,6 triệu thùng/ngày dầu thô của Nga vào năm 2021.

“Trung Quốc vẫn đang nhập khẩu dầu của Nga và được dự đoán sẽ tăng lượng mua nếu quốc gia này có thể thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ và được chiết khấu”, bà Wald chia sẻ.

Ngoài ra, bà cho biết sự gia tăng lượng mua dầu của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến giá dầu.

Xem thêm: Nga tuyên bố thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp

Thục San (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Giá dầu giảm về sát mốc 100 USD/thùng

Giá dầu giảm về sát mốc 100 USD/thùng

Giá dầu tại châu Á tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm trong phiên dịch sáng nay (29/3).
Giá xăng dầu, giá gas đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng

Giá xăng dầu, giá gas đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường dầu mỏ thêm một tuần đầy bất ổn

Thị trường dầu mỏ thêm một tuần đầy bất ổn

Thị trường dầu mỏ dự sẽ bất ổn thêm 1 tuần khi Nga - quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới, tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới bắt đầu mở rộng phạm vi đóng cửa các thành phố vì dịch bệnh Covid-19.
Pháp hỗ trợ tăng cường lưới điện của EVN tại miền Nam Việt Nam

Pháp hỗ trợ tăng cường lưới điện của EVN tại miền Nam Việt Nam

Ông Hervé Conan - Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam và ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hôm qua (28/3) đã ký thỏa thuận tín dụng cho khoản vay trị giá 80 triệu EUR nhằm tăng cường lưới điện ở miền Nam Việt Nam, với sự hiện diện của Đại sứ Pháp tại Việt Nam, Nicolas Warnery.
Dư nợ margin toàn thị trường dự báo cao nhất từ trước đến nay

Dư nợ margin toàn thị trường dự báo cao nhất từ trước đến nay

Con số dư nợ margin tương đương khoảng 10 tỷ USD, tiếp tục lập kỷ lục mới từ trước đến nay. Đây là nội dung dự báo trong báo cáo mới đây của chứng khoán VNDirect.
Giá phân bón “trên trời” có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực

Giá phân bón “trên trời” có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực

Sự “xoay trục” có thể dễ dàng được nhìn thấy ở cường quốc nông nghiệp Brazil, nơi một số nông dân đang phải sử dụng ít phân bón hơn cho ngô của họ.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp