Con số dư nợ margin tương đương khoảng 10 tỷ USD, tiếp tục lập kỷ lục mới từ trước đến nay. Đây là nội dung dự báo trong báo cáo mới đây của chứng khoán VNDirect.
Con số dư nợ margin tương đương khoảng 10 tỷ USD, tiếp tục lập kỷ lục mới từ trước đến nay. Đây là nội dung dự báo trong báo cáo mới đây của chứng khoán VNDirect.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect đã đưa ra ước tính quy mô dư nợ margin toàn thị trường hiện đạt khoảng 230.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD) và đây là con số kỷ lục từ trước tới nay.
Con số kỷ lục này được thiết lập trong bối cảnh thanh khoản trong quý I/2022 có phần hạ nhiệt, đặc biệt từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tháng 2 trên HoSE khoảng hơn 23.200 tỷ đồng, tháng 3 ước tính quanh ngưỡng 26.700 tỷ đồng, giảm so với tháng 1 (27.569 tỷ đồng).
Dựa trên báo cáo tài chính năm 2021, ước tính dư nợ cho vay trên toàn thị trường khoảng 193.000 tỷ đồng (tương đương 8,4 tỷ USD), tăng khoảng 100.000 tỷ đồng so với cuối năm 2020. Trong đó, Top 10 công ty chứng khoán có dư nợ lớn nhất chiếm khoảng 65% tổng dư nợ cho vay. Lớn nhất thuộc về SSI với dư nợ margin 23.698 tỷ đồng, và kế đến là Mirae Asset 17.698 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng về số nhà đầu tư mới tham gia thị trường tăng vọt trong 2 năm 2020-2021 trong khi tốc độ tăng vốn của công ty chứng khoán chưa theo kịp, theo đó, năm 2021, nhà đầu tư thường xuyên gặp tình trạng “full room” (kịch trần hạn mức cho vay). Theo quy định hiện hành, công ty chứng khoán chỉ có thể cho vay tối đa gấp 2 lần vốn chủ sở hữu và điều này khiến một số công ty chứng khoán lớn đang tiệm cận mức giới hạn.
Để giải quyết bài toán room cho vay, hàng loạt Công ty chứng khoán đã đẩy nhanh kế hoạch tăng vốn ngay từ đầu năm 2022.
Xem thêm: G7 từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, Nga ngay lập tức đưa ra viễn cảnh đáng sợ
Mới đây, Chứng khoán VNDirect (mã VND) đã được UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Cụ thể, VNDriect sẽ chào bán 782,9 triệu cổ phiếu, bao gồm 434,94 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 1:1) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và 348 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông (tỷ lệ 80%) từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Hay với “tay chơi mới” là CTCK ASC sau khi được Vpbank mua lại đã đổi tên thành CTCK VPBS đã lên kế hoạch tăng vốn khủng từ 269 tỷ đồng lên 8.920 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ của công ty chứng khoán này lọt vào Top 5 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.
Tương tự hàng loạt các công ty chứng khoán khác cũng đã có kế hoạch tăng vốn tiếp trong 2022, như SHS tăng lên 6.505 tỷ đồng, chứng khoán Tiên Phong lên 5.000 tỷ đồng, chứng khoán smart invest tăng lên 5.000 tỷ đồng, APG dự kiến tăng lên 4.000 tỷ đồng….
Đáng chú ý nhất phải kể đến kế hoạch tăng vốn gấp 33 lần từ gần 269 tỷ đồng lên mức 8.920 tỷ đồng của VPBank Securities sau khi được VPBank mua lại và đổi tên từ Chứng khoán ASC. CTCK này dự kiến sẽ tiến hành chào bán hơn 865 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá thấp nhất là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Xem thêm: GDP quý I/2022 của Việt Nam tăng 5,03%