Trào lưu NFT, công nghệ blockchain đang khiến thế giới phát cuồng là gì và vận hành ra sao?

Chủ nhật, 24/10/2021 | 16:48 Theo dõi CFĐT trên

Thời gian gần đây, thị trường NFT đang thu hút được khá nhiều sự chú ý của các tín đồ tiền ảo crypto. Không chỉ vậy, NFT đang là cụm từ top trend tìm kiếm, khi ngay cả những người không quá am hiểu về blockchain cũng đang thắc mắc về chủ đề này.

Trào lưu NFT, công nghệ blockchain đang khiến thế giới phát cuồng là gì và vận hành ra sao?
Trào lưu NFT, công nghệ blockchain đang khiến thế giới phát cuồng là gì và vận hành ra sao?

NFT là gì?

NFT (Non-fungible token) là một loại tài sản kỹ thuật số với những đặc tính khác biệt. Dù đang dần trở nên phổ biến nhưng loại tài sản này vẫn cần thêm những nghiên cứu, theo dõi đến từ các nhà đầu tư cũng như các nhà lập pháp, để xác định mối liên hệ giữ NFT và nền kinh tế số.

Khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, chuyển đổi số, kinh tế số trở thành mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia. Theo đó, kinh tế số là việc áp dụng các tiến bộ của công nghệ vào phát triển kinh tế, hay chính là kết quả của công nghiệp 4.0 cùng quá trình chuyển đổi số.

Nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford định nghĩa: “Kinh tế số là nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet”.

Còn tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, kinh tế số được định nghĩa là “toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mô hình kinh doanh mới được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số”.

NFT được biết đến với tính độc nhất, không thể hoán đổi và tính hiếm. NFT được coi là một ví dụ về tác động của công nghệ blockchain trong cuộc sống, vượt ra ngoài thị trường tài chính. Mỗi token NFT được đúc có một mã định danh duy nhất, một chủ sở hữu duy nhất, chúng không thể hoán đổi trực tiếp với các token khác.

Xem thêm: Coca Cola - 'Gã khổng lồ' nước giải khát cùng loạt thương hiệu lớn đua nhau gia nhập sân chơi NFT

NFT đang được sử dụng phổ biến trong nội dung kỹ thuật số với âm nhạc, nghệ thuật, tranh ảnh. NFT tạo sức mạnh cho nền kinh tế của những người sáng tạo, nơi người sáng tạo không chuyển quyền sở hữu nội dung của họ cho nền tảng mà họ sử dụng để công khai nội dung đó. Khi người sáng tạo/sở hữu bán nội dung của mình, tiền sẽ chuyển trực tiếp đến họ.

Thậm chí, nếu chủ sở hữu mới sau đó bán NFT, người tạo ra ban đầu có thể tự động nhận tiền bản quyền. Điều này không thể xảy ra với cách đảm bảo sở hữu trí tuệ truyền thống hiện nay. Nó không chỉ gia tăng thu nhập cho những sản phẩm mà vốn dĩ trước đây không được trân trọng và chú ý tới, mà còn thúc đẩy, nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề bản quyền.

Nhiều dự án đã và đang nghiên cứu việc mã hóa bất động sản, các sản phẩm thời trang, những ấn bản mang tính chất cổ xưa, mang giá trị lớn. 

Đặc tính nổi bật của NFT là gì?

NFT được biết đến với tính độc nhất, không thể hoán đổi và tính hiếm
NFT được biết đến với tính độc nhất, không thể hoán đổi và tính hiếm

Không thể phân chia: NFT được biết đến là một loại tài sản nguyên vẹn và nó không thể chia nhỏ ra. Khác với rất nhiều loại tiền được mã hóa như Bitcoin hay Ether đều có thể bị chia nhỏ và giao dịch được thực hiện dưới dạng phân số.

Không thể phá hủy hay làm nhái: Tất cả NFT đều là độc nhất vô nhị. Dữ liệu NFT sẽ được lưu trữ ở nền tảng blockchain thông qua hợp đồng và nó gần như không phụ thuộc vào bất cứ công ty nào.

Các tác phẩm nghệ thuật số được mua bán dưới dạng NFT sẽ luôn là một bản gốc, duy nhất và không có đến bản sao thứ hai

Có thể xác minh: Bất cứ ai cũng có thể truy ngược nguồn gốc người tạo ra tác phẩm mà không cần nhờ đến bên thứ ba hay các chuyên gia khác.

Xem thêm: Các mã thông báo NFT được sinh ra như thế nào?

NFT vận hành như thế nào?

NFT là một dạng chữ ký số được lưu giữ trên blockchain
NFT là một dạng chữ ký số được lưu giữ trên blockchain

NFT là một dạng chữ ký số được lưu giữ trên blockchain, công nghệ tương tự cách mà tiền mã hóa (cryptocurrency) hoạt động. Các bằng chứng số (token) đại diện cho tài sản liên kết như tác phẩm nghệ thuật số đóng vai trò xác thực tài sản là duy nhất và là phiên bản gốc. Đó có thể là một file ảnh tĩnh, ảnh động, nhạc hay bất cứ loại tệp tin kỹ thuật số nào.

NFTs ra đời như một phương pháp đăng ký quyền sở hữu đối với một tài sản đặc biệt, bao gồm tranh ảnh nghệ thuật, vật phẩm game… Tài sản số này trở thành một NFT khi nó được đánh dấu trên blockchain, nhờ đó nó được gán thêm một đoạn hash mã hóa đặt biệt. Khi đó tài sản được coi là đã được tokenized (xác thực số). Nhờ đó, bất kỳ ai cũng có thể xác minh được độ tin cậy của tài sản cũng như quyền sở hữu đối với tài sản đó, khiến cho việc làm giả tài sản đó trở nên bất khả thi.

Xem thêm: Các sản phẩm NFT có mua đi bán lại được không?

Một tài sản càng ít phổ biến thì tài sản đó càng có giá trị. Hãy nghĩ tới bức họa "Mona Lisa": bạn có thể sao chép ra một poster và dán nó lên tường, nhưng poster này tối đa chỉ có giá trị về cảm xúc đối với bạn, trong khi bức tranh gốc vẫn là duy nhất và có giá trị kinh tế vì độ hiếm của nó. NFT cho phép bạn xác thực quyền sở hữu bản gốc với một tài sản số ngay cả khi có hàng triệu bản sao khắp nơi trên mạng Internet.

Khi mua NFT, bạn đang mua lại chứng thực về quyền sở hữu của một tài sản. NFT thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp hàng hóa sưu tầm.

Một ví dụ đặt biệt đó là NBA Top Shot, một nền tảng cho phép trao đổi các hình ảnh, video trong game và điểm nhấn của các trận đấu NBA. Khi mua các tệp dữ liệu này, người mua trở thành chủ sở hữu của các ‘khoảnh khắc’ ấn tượng nói trên.

Nghe có vẻ điên rồ, nhưng việc sở hữu các khoảnh khắc trong game, hay bản gốc của các ảnh động meme lại có giá trị cảm xúc lớn đối với những người sưu tầm, và chính giá trị này cùng cảm giác ‘là người duy nhất’ sở hữu một món đồ hiếm là mấu chốt.

Xem thêm: Các nhà đầu tư mạo hiểm đổ dồn vào thị trường NFT

NFT ra đời từ khi nào?

NFT ra đời từ khi nào?
NFT ra đời từ khi nào?

NFT đã có mặt từ những năm 2012 với các loại tiền mã hóa khác dựa trên Bitcoin, nhưng chúng mới chỉ bắt đầu được chú ý tới từ năm 2017 với sự xuất hiện của CryptoPunk bởi studio game Larva Labs. Đây là một trò chơi sưu tầm với 10.000 ảnh avatar được tạo ra bằng thuật toán. Các ảnh đại diện này có hình dạng người, người ngoài hành tinh, tinh tinh và zombie. Mỗi hình đều đặc biệt và không giống bất kỳ hình nào khác. Nhờ công nghệ NFT, CryptoPunk số 7804 đã được bán với giá 7,5 triệu USD.

Cùng năm đó, Dapper Labs đã phát hành game CryptoKitties, một trò chơi trong đó người chơi có thể sưu tầm, lai tạo và trao đổi những chú mèo ảo. Hơn 10 nghìn NFT ảnh đại diện khác đã được tạo ra và một trong số đó, một con mèo ảo có tên Dragon đã được bán với giá 1 triệu USD.

Đâu là NFT đầu tiên được tạo ra?

NFT đầu tiên trong lịch sử được tạo ra có tên "Quantum", là một tác phẩm được bán với giá 1 triệu 472 nghìn USD bởi nhà đấu giá Sotheby’s vào tháng 6 năm nay.

"Quantum", tác phẩm bởi nghệ sĩ Kevin McCoy, là một hình động bát giác được tạo ra tháng 5 năm 2014. Đây là tác phẩm đầu tiên được gán quyền sở hữu NFT, một thuật ngữ mà mới chỉ được nhắc tới mới đây từ năm 2017.

Xem thêm: Tác phẩm NFT của robot Sophia được bán với giá gần 700.000 USD

Làm thế nào để tạo ra NFT?

Làm thế nào để tạo ra NFT?
Làm thế nào để tạo ra NFT?

Tạo ra NFT là một tác vụ khá đơn giản không yêu cầu hiểu biết nâng cao về kinh tế tiền mã hóa hay blockchain. NFT có thể được tạo ra cho một file ảnh hay bất cứ loại file nào, hay được sử dụng để tạo ra các hàng hóa sưu tầm như thẻ bài…

Trước khi bắt đầu, bạn cần lựa chọn xem mạng blockchain nào bạn muốn sử dụng để phát hành NFT. Etherum là mạng lưới được sử dụng bởi phần lớn các nghệ sĩ khi tạo ra NFT. Tuy nhiên ngày càng có nhiều blockchains khác trở nên phổ biến cũng có khả năng tạo ra NFT như: Binance Smart Chain, Flow bởi Dapper Labs, Tron, EOS, Polkadot, Tezos, Cosmos, WAX...

Xem thêm: NFT đang khiến thế giới ‘phát cuồng’ như thế nào?

Mỗi blockchain này đề có chuẩn NFT token, ví cũng như các sàn giao dịch riêng. Ví dụ nếu bạn tạo ra NFT trên Binance Smart Chain, bạn chỉ có thể trao đổi chúng trên các chợ NFT hỗ trợ mạng tài sản Binance Smart Chain (BSC) và đồng BNB. Có nghĩa là bạn sẽ không thể bán chúng trên các chợ như VIV3 - một nền tảng giao dịch dành cho mạng Flow của Dapper Labs, hay OpenSea vốn dành cho mạng Etherum và Polygon.

Do Etherum là mạng lưới dẫn đầu về nền kinh tế NFT, một số thứ bạn cần nếu bạn có ý định sử dụng mạng Etherum đó là:

- Ví kỹ thuật số hỗ trợ ERC-721 (chuẩn token NFT Etherum) như MetaMask, Trust Wallet hay Coinbase Wallet. Khoảng 50 USD - 100 USD dưới dạng ETH, đồng tiền của mạng Etherum. Bạn có thể mua ETH tại các sàn giao dịch tiền mã hóa.

- Sau khi đã sở hữu một chút ETH để giao dịch, có một số các chợ NFT cho phép bạn kết nối ví và đăng tải hình ảnh hoặc file bạn muốn biến thành NFT.

- Các chợ NFT chính trên mạng Etherum bao gồm: OpenSea, Rarible, Mintable.

Trên OpenSea và các chợ khác, bạn có thể đính kèm các thông tin về tính năng đặc biệt vào NFT để tăng độ hiếm và đặc biệt cho NFT của bạn. Các nghệ sĩ có thể đính kèm các nội dung đặc biệt chỉ chủ sở hữu có thể xem. Nội dung đính kèm này có thể là bất kì thứ gì, ví dụ mật khẩu để truy cập vào các dịch vụ hay mã coupon, thông tin liên lạc.

Xem thêm: Elon Musk có dự định góp vui vào cơn sốt NFT?

Tạo ra NFT có mất phí?

Mặc dù tạo ra NFT trên OpenSea gần như không mất phí, một số nền tảng khác thì thu phí. Phí này có thể chỉ là một khoản ETH nhỏ để làm phí giao dịch trên mạng blockchain, trong trường hợp này giao dịch là tạo ra NFT mới.

Phí này thay đổi dựa trên tình trạng của mạng lưới. Càng nhiều người giao dịch thì phí càng cao và ngược lại.

Làm thế nào để bán NFT?

Làm thế nào để bán NFT?
Làm thế nào để bán NFT?

Để bán NFT trên chợ, bạn cần truy cập bộ sưu tập của bạn và cài đặt giá bán cho NFT. Bạn có thể bán theo dạng đấu giá hay giá cố định.

Một số chợ NFT khác cho phép bạn cài đặt tỉ lệ hoa hồng bạn nhận được mỗi khi NFT được bán. Các hợp đồng thông minh cho phép các nghệ sĩ có được hoa hồng mỗi khi tác phẩm được bán lại, tạo ra tiềm năng thu nhập thụ động cho các nghệ sĩ và tác giả.

Một lưu ý là để đăng NFT lên chợ đôi khi sẽ mất phí.

Xem thêm: Nhiều nhà đầu tư bất ngờ với chi phí khi giao dịch NFT

Làm cách nào để mua NFT?

Làm cách nào để mua NFT?
Làm cách nào để mua NFT?

Trước khi mua NFT, có 4 câu hỏi bạn cần suy nghĩ kĩ:

Mua NFT từ chợ nào? Sử dụng ví nào để kết nối với nền tảng chợ NFT? Sử dụng loại tiền mã hóa nào để nạp vào ví và sử dụng? NFT bạn muốn mua sẽ được bán như nào? Đấu giá? Mở bán giới hạn?…

Có thể bạn đã biết, một số NFT chỉ sẵn có trên một số nền tảng nhất định. Ví dụ, nếu bạn định mua NBA Top Shot, bạn cần mở tài khoản NBA Top Shot, tạo ví Dapper và nạp tiền dưới dạng token USDC hay loại token phù hợp khác. Bạn cũng cần phải đợi sản phẩm được công bố và nhanh tay mua trước khi hết hàng

Mở bán giới hạn là một phương pháp để tăng độ hiếm của NFT nhờ tạo ra một nhóm khách hàng với nhu cầu mua mạnh. Những đợt mở bán thường yêu cầu người mua đăng ký tài khoản và nạp tiền vào trước để tránh lỡ cơ hội mua được NFT. Những đợt bán này chỉ kéo dài vài giây, nên bạn cần chuẩn bị sẵn mọi thứ.

Một số chợ NFT phổ biến bao gồm: OpenSea; Rarible; SuperRare; Nifty Gateway; Foundation; Axie Marketplace; NFT ShowRoom; VIV3; BakerySwap.

Xem thêm: NFT đang tạo nên một cơn sốt đầu tư thật sự

Tại sao NFT có giá trị?

Trong Nghệ Thuật

Ở ngoài đời thật, các tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh vật lý có thể chịu một số tác động của thời gian dẫn đến về lâu dài sẽ bị hao mòn chất lượng nếu không được bảo tồn một cách khoa học. Vấn đề đó sẽ được giải quyết khi bạn mã hóa bằng NFT. Tác phẩm NFT sẽ được bảo tồn mãi mãi theo thời gian và sẽ không chịu bất kì một ảnh hưởng vật lí nào như mối mọt, thiên tai,…

Trong Games

Hiện tại, games đang là lĩnh vực được ứng dụng NFT nhiều nhất. Ví dụ dễ thấy nhất là tựa game Axie infinity vô cùng thành công khi áp dụng NFT vào trò chơi của mình. Thông thường, các vật phẩm trong game mà đôi khi bạn phải bỏ tiền, thời gian, công sức ra để có thể đạt được.

Nhưng các vật phẩm đó lại thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành game. Và nếu không may, game ngưng phát hành, thì các vật phẩm đó của bạn cũng sẽ “tan biến” một cách chóng vánh. Điều này sẽ không xảy ra với các game được mã hóa bởi blockchain, các vật phẩm của bạn một khi được “NFT hóa” sẽ trở thành một tài sản độc nhất vĩnh viễn tồn tại dưới sự sở hữu của bạn. Bạn hoàn toàn có thể bán lại các vật phẩm đó để đổi lấy giá trị ngoài đời thật.

Đó cũng là một trong những lí do tại sao gần đây NFT đang rất được quan tâm, bởi hiện tại trên thị trường đang có khá nhiều tựa game mà bạn có thể cày được ra “tiền thật”.

Xem thêm: Đánh giá NFT - làn 'sóng thần' trong cộng đồng tiền ảo những ngày gần đây

Mã Hóa Tài Sản Thật

Trong tương lai gần, NFT sẽ được ứng dụng phổ biến hơn ngoài đời thực. Cụ thể là bạn hoàn toàn có thể mã hóa một tài sản như đất đai, xe cộ, quyền chứng nhận sở hữu,…

Hiện tại, hãng giày nổi tiếng Nike đang là một trong những brand tiên phong trong lĩnh vực số hóa NFT vào sản phẩm của mình. Cụ thể, Nike đã số hóa một số sản phẩm giày của mình để bảo vệ giá trị cho sản phẩm cũng như người sở hữu đôi giày đó. Bởi đôi giày đó hoàn toàn có thể tra cứu trên hệ thống của blockchain và có thể chứng minh được đây hoàn toàn là một đôi giày “chuẩn authentic” chứ không phải là một đôi giày “pha ke” trôi nổi nào đó trên thị trường.

NFT liệu có thể trở thành xu hướng đầu tư mới trong năm 2022?

NFT liệu có thể trở thành xu hướng đầu tư mới trong năm 2022?
NFT liệu có thể trở thành xu hướng đầu tư mới trong năm 2022?

Chắc hẳn mọi người đang cảm thấy hoài nghi về việc NFT sẽ trở thành một hiện tượng như Bitcoin? Bởi vì dù sao, NFT chỉ là một tài sản số, ta hoàn toàn có thể tải một bức tranh từ giống y hệt từ trên mạng về. Vậy tại sao người ta lại bỏ ra hàng triệu đô chỉ để có được cái “quyền sở hữu” của bức tranh đó.

Xem thêm: Mark Cuban làm gì trước khi quyết định đầu tư vào một dự án blockchain?

Tại sao lại có một người đàn ông bỏ ra gần 70 triệu USD để mua một bức tranh “không mấy đẹp đẽ” từ trên mạng chỉ để chứng minh rằng tôi sở hữu bức tranh đó? Để có thể lý giải cho trường hợp này, có khá nhiều giả thiết được đặt ra.

Lý do đơn giản nhất để giải thích có lẽ là do người đàn ông kia quá giàu và ông ta muốn được cảm giác độc nhất khi sở hữu một bức tranh mà không ai có. Có những người sẵn sàng bỏ ra hàng tá tiền để mua một bức hội họa về. Họ đơn giản là cảm thấy “sướng” khi bức tranh đó được treo trên tường nhà mình. Nhưng rất có thể sẽ có những lí do đằng sau, rất có thể đây chỉ là một cú “huých” để quảng bá cho thị trường NFT.

Không thể phủ nhận rằng, việc người đàn ông bỏ ra 70 triệu USD để mua một bức tranh trên mạng đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng và thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Trong đó bao gồm cả những người chưa hề biết gì về NFT, sau khi biết tin lại “rục rịch” tìm hiểu. Và khi càng có nhiều người biết đến NFT và công nhận nó. Giá trị của các NFT sẽ được tăng trưởng.

NFT trong tương lai rất có thể sẽ trở thành một xu hướng đầu tư mới, bởi những đặc điểm của NFT thật sự rất thú vị và khác biệt hoàn toàn so với các đồng tiền ảo crypto, và những ứng dụng của NFT cũng mang lại rất nhiều giá trị khác biệt.

Xem thêm: Rủi ro từ 'mua chung bất động sản trên blockchain' dưới góc nhìn pháp lý

Rủi ro từ NFT

Rủi ro từ NFT
Rủi ro từ NFT

Mọi hoạt động liên quan đến NFT đều diễn ra trên mạng lưới Ethereum nên phí giao dịch rất cao, phải bỏ ra 50 USD để có thể chuyển quyền sở hữu NFT từ người tạo cho người mua. Trên các khu chợ ảo như Rarible hay OpenSea, mỗi giao dịch như tạo NFT, đặt giá thầu và chuyển quyền sở hữu đều khiến người dùng tốn khoản tiền lớn, thậm chí tạo ra lượng khí thải carbon khổng lồ.

Một số nhà phê bình xem NFT là một xu hướng đầu tư nhất thời. WhadeShark nhận định: "Tôi nghĩ rằng có tới 99% dự án trong thị trường hôm nay sẽ không tồn tại trong 2-3 tới, rất giống vụ nổ “bong bóng” ICO hồi 2017".

Theo CNBC, Nadya Ivanova, Giám đốc điều hành của L’Atelier cho biết: "NFT Có rất nhiều rủi ro. Điều quan trọng cần biết là thị trường NFT còn rất mới. Ta vẫn cần phải qua nhiều chu kỳ khác nhau thì mới có thể thiết lập giá trị thực của chúng".

Xem thêm: Shark Mỹ Mark Cuban rót tiền vào startup game Việt dựa trên nền tảng blockchain

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Rủi ro từ 'mua chung bất động sản trên blockchain' dưới góc nhìn pháp lý

Rủi ro từ 'mua chung bất động sản trên blockchain' dưới góc nhìn pháp lý

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến các giao dịch về bất động sản cả nước lâm vào trạng thái ngừng trệ, Moonka (nền tảng mua chung bất động sản trên blockchain) nổi lên như một hiện tượng về hình thức đầu tư mới mẻ, ít vốn thông qua công nghệ. Tuy nhiên, mô hình này có thực sự hiệu quả và an toàn với các nhà đầu tư?
Mark Cuban làm gì trước khi quyết định đầu tư vào một dự án blockchain?

Mark Cuban làm gì trước khi quyết định đầu tư vào một dự án blockchain?

Tỷ phú Mark Cuban mới cho biết, một trong những điều quan trọng nhất trong việc lựa chọn một dự án blockchain là việc thực hiện các hợp đồng thông minh.
Shark Mỹ Mark Cuban rót tiền vào startup game Việt dựa trên nền tảng blockchain

Shark Mỹ Mark Cuban rót tiền vào startup game Việt dựa trên nền tảng blockchain

Shark Mark Cuban và nhiều nhà đầu tư khác đã tham gia vào vòng đầu tư Series A trị giá 7,5 triệu USD của startup game Việt - Sky Mavis.
Tái định cư khi bị thu hồi đất cần điều kiện gì?

Tái định cư khi bị thu hồi đất cần điều kiện gì?

Việc tái định cư khi bị Nhà nước thu hồi đất ở căn cứ vào Điều 79 Luật Đất đai.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/10: Quay đầu giảm điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/10: Quay đầu giảm điểm

Dự báo trong phiên giao dịch tới, áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.390 - 1.395 điểm có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.380 - 1.385 điểm và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.370 - 1.375 điểm.
Cấp độ dịch Covid-19 của 63 tỉnh, thành phố

Cấp độ dịch Covid-19 của 63 tỉnh, thành phố

Tính đến 22h đêm ngày 22/20, toàn quốc không có địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao) và cấp 4 (vùng đỏ, nguy cơ rất cao) kể cả TP.HCM và Bình Dương…
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp