Thủ tướng: Quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9

Thứ hai, 06/09/2021 | 23:22 Theo dõi CFĐT trên

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9. Trong lúc chưa bao phủ được vaccine thì các biện pháp phòng ngừa vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định.

Đây là thông tin được Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2021 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.

90 triệu liều vaccine về trong năm 2021

Phát biểu tại Phiên họp, các thành viên Chính phủ cơ bản đồng tình với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tập trung phân tích tình hình, đề xuất các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch, phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới, nhất là sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Nhiều ý kiến đề cập cần đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm vaccine, sớm có hướng dẫn cụ thể về đi lại, hoạt động của người tiêm đủ 2 mũi…

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dự kiến đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine (không tính nguồn COVAX - đã có cam kết nhưng do khan hiếm vaccine nên chưa có kế hoạch cụ thể). Trong đó, vaccine sẽ về rất nhiều trong tháng 9 (dự kiến hơn 20 triệu liều) và các tháng còn lại trong năm.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương triển khai cao điểm tiêm vaccine trong các tháng tới, tiến độ tiêm phải đạt 1 triệu mũi 1 ngày mới hoàn thành kế hoạch.

Trước mắt, Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai phải hoàn thành tiêm mũi 1 trước ngày 15/9. Về vaccine cho trẻ em, Thủ tướng đã có chỉ đạo, Bộ đã tích cực làm việc với các công ty cung ứng và sẽ có lộ trình tiêm cụ thể.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết nhiều địa phương, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang tích cực xử lý, tháo gỡ các khó khăn liên quan đến thiết bị dạy và học trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang theo sát tình hình, thống kê nhu cầu của các địa phương và nghiên cứu phương án xử lý, hỗ trợ các địa phương, những gia đình gặp khó khăn về thiết bị dạy và học trực tuyến.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với tín hiệu tích cực về vaccine, có thể đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho năm 2022. Xu hướng của thế giới hậu COVID là kinh tế xanh và kinh tế số, kinh tế số sẽ tăng trưởng nhanh, là động lực của tăng trưởng GDP.

Cũng theo Bộ trưởng, hệ thống chỉ huy và kiểm tra trực tuyến được kết nối tới tận các xã, phường vừa được hoàn thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp cải thiện một bước đáng kể công tác tổ chức thực hiện vốn được coi là khâu yếu lâu nay.

Lắng nghe ý kiến các Bộ trưởng, Thủ tướng liên tục có ý kiến chỉ đạo với các vấn đề cụ thể. Với Bộ Giao thông vận tải, ông yêu cầu tập trung triển khai nhiệm vụ xây dựng cao tốc ở khu vực ĐBSCL và Tây Nguyên; làm việc trực tuyến với các địa phương về giải phóng mặt bằng; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tháo gỡ ngay vướng mắc liên quan tới các mỏ vật liệu xây dựng cao tốc Bắc-Nam...

Với ngành nông nghiệp, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm việc ngay với các bộ liên quan, các tỉnh phía nam để giải quyết vấn đề tiêu thụ quả thanh long…

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Từ nay đến 15/9, các bộ, ngành cần xây dựng kế hoạch tổng thể chung khi mở cửa nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát.

Nhắc đến câu chuyện kiểm soát đi lại đối với người dân ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, các bộ, ngành đã xây dựng nhiều ứng dụng (app) liên quan. Do đó, các tỉnh, thành phố cần nghiên cứu, chủ động chuẩn bị trước để khi cần, có thể áp dụng triển khai ngay, tránh lúng túng, bị động.

Nêu vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng cần đánh giá sát thực tế hơn. Bởi trong 8 tháng năm 2021, giải ngân được hơn 40%, trong khi cùng kỳ năm 2020, năm có tỷ lệ giải ngân cao nhất trong 5 năm trước, cũng chỉ đạt 46%. Tốc độ giải ngân nhanh của năm 2020 là vào những tháng cuối năm. Cho rằng việc giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa rất lớn đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Phó Thủ tướng đề nghị phải đánh giá kỹ các dự án khi xem xét quyết định điều chuyển nguồn vốn.

Điểm rất sáng là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái

Kết luận nội dung về kinh tế-xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong 8 tháng qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI tháng 8 tăng 0,25% so với tháng 7; bình quân 8 tháng tăng 1,79% so với cùng kỳ, thấp nhất kể từ năm 2016. Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm.

Thu ngân sách mặc dù trong những tháng gần đây có xu hướng giảm do tác động của dịch bệnh nhưng tính chung 8 tháng đạt gần 75% dự toán, tăng hơn 14% so với cùng kỳ, góp phần bảo đảm các nhiệm vụ chi, nhất là cho phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt khá; an ninh lương thực, thực phẩm được bảo đảm; nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 8 tháng tăng 5,6%, trong đó một số địa phương tăng ở mức cao như Ninh Thuận tăng 34,1%; Nghệ An tăng 23,1%; Hải Phòng tăng 20,6%; Bắc Ninh tăng 9,8%...

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng tăng 27,2% (xuất khẩu tăng 21,2%). Thị trường trong nước được chú trọng; thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt có chiều hướng phát triển.

Vốn FDI thực hiện đạt hơn 11,58 tỷ USD, tăng 2%. Ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh và nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, hành chính, dịch vụ... Công tác hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, nhất là những nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Chính phủ sắp ban hành Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Các cấp, các ngành chú trọng bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, dù so với mong muốn và yêu cầu thì chưa đáp ứng được. Đến nay, đã có khoảng 15 triệu lao động được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng số tiền 8,4 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ 1,2 triệu lao động tự do với số tiền hơn 2,1 nghìn tỷ đồng; có 37.000 hộ sản xuất kinh doanh được nhận hỗ trợ. Xuất cấp 134.000 tấn gạo hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh; triển khai 2 triệu túi an sinh xã hội.

Các địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt trận Tổ quốc tại 63/63 tỉnh, thành phố đã vận động tổ chức, cá nhân ủng hộ gần 7 nghìn tỷ đồng.

“Qua đây, chúng ta thấy điểm rất sáng là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái của đồng bào ta, của các doanh nghiệp, cần tiếp tục khích lệ, động viên, phát huy”, Thủ tướng chia sẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, hạn chế cần phát hiện kịp thời, nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của người dân, của các chuyên gia để có giải pháp khắc phục.

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Để phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, Thủ tướng nêu rõ, trước mắt chúng ta cần ưu tiên cao nhất cho việc sớm kiểm soát dịch bệnh, đồng thời từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh. Kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, đã hy sinh phát triển kinh tế thì các địa phương thực hiện giãn cách phải kiểm soát được dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, đưa cả nước về trạng thái “bình thường mới”.

Thủ tướng nêu quyết tâm phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9. Trong lúc còn khan hiếm vacicne, chưa bao phủ được vaccine thì các biện pháp phòng ngừa vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, trong đó có biện pháp giãn cách xã hội, phải tăng cường tuyên truyền, vận động, kêu gọi để nhân dân chia sẻ, thông cảm, hưởng ứng, tích cực tham gia. Còn chống dịch là quan trọng, cần thiết, đột phá, phải tích cực, mạnh mẽ, quyết liệt.

“Chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, bám sát tình hình thực tiễn Việt Nam để chuẩn bị các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh, giao thông an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn, dịch vụ an toàn…”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đã tiêm vaccine bao phủ diện rộng. Điều hành hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác, giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, an sinh xã hội và chuỗi cung ứng không bị đứt gãy.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Thủ tướng: Nhanh chóng kiểm soát tình hình để thúc đẩy phát triển kinh tế

Thủ tướng: Nhanh chóng kiểm soát tình hình để thúc đẩy phát triển kinh tế

Thủ tướng yêu cầu phải nhanh chóng kiểm soát tình hình để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng kế hoạch kịch bản để phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng

Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng

Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 7 vào ngày 09/9 theo hình thức trực tuyến.
Thủ tướng tiếp đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam

Thủ tướng tiếp đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn cầu thị lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp nước ngoài, thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp đang đối mặt.
Lạm phát có thể lặp lại quỹ đạo cuối những năm 1960 khi Fed không thể ghìm cương giá cả

Lạm phát có thể lặp lại quỹ đạo cuối những năm 1960 khi Fed không thể ghìm cương giá cả

Lạm phát có thể lặp lại quỹ đạo của cuối những năm 1960, giai đoạn đặt tiền đề khiến giá hàng hóa liên tục tăng cao trong thập kỷ tiếp theo.
Gần 30% sàn giao dịch bất động sản có nguy cơ giải thể, phá sản

Gần 30% sàn giao dịch bất động sản có nguy cơ giải thể, phá sản

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nếu phải duy trì thêm một, hai tháng nữa để chống dịch thì tỷ lệ sàn giao dịch có nguy cơ phá sản sẽ tiếp tục tăng cao.
Chiến lược giúp nhà đầu tư sống sót khi thị trường bán tháo

Chiến lược giúp nhà đầu tư sống sót khi thị trường bán tháo

Dù cổ phiếu trong danh mục đầu tư đang "đỏ lửa" hay thị trường có tín hiệu sắp lao dốc mạnh, đừng hoảng hốt. Dưới đây là 3 công cụ nhà đầu tư có thể sử dụng để giữ bình tĩnh và đưa ra quyết định tốt nhất trong một đợt bán tháo.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp