Thủ tướng: Cải cách tiền lương phải có lộ trình phù hợp

Thứ bảy, 29/10/2022 | 08:33 Theo dõi CFĐT trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính khi trả lời chất vấn về vấn đề công chức, viên chức nghỉ việc và đề nghị tăng lương sớm, đã cho biết, cải cách chính sách tiền lương phải có lộ trình phù hợp...

Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính

Gửi câu hỏi chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐB Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) nêu rõ, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc trong gần 3 năm trở lại đây nhất là ở lĩnh vực y tế, giáo dục ngày càng tăng là hồi chuông cảnh báo về vấn đề cần sớm thực hiện chính sách cải cách tiền lương trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Theo ĐB Nguyễn Tạo, thực trạng cho thấy hàng loạt cán bộ y tế, giáo dục công lập có năng lực, trình độ cao chuyển dịch sang khối tư nhân hoặc tự mở cơ sở riêng, đây là dấu hiệu đang có dòng chảy mạnh trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ra bên ngoài, mà nguyên nhân bắt đầu từ sự dịch chuyển kinh tế giữa môi trường công - tư, chế độ chính sách, tiền lương hệ công lập chưa theo kịp mặt bằng đời sống.

Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân từ áp lực công việc ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, nhất là trong thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát.

Chia sẻ rằng do nhiều nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại, tuy nhiên, ĐB Nguyễn Tạo nhấn mạnh: đây là vấn đề cần phải nguyên cứu, đánh giá thận trọng và sớm thực hiện.

“Trong điều kiện chưa thể cải cách căn bản tiền lương được, thì nên chăng Chính phủ sớm trình Quốc hội phương án điều chỉnh, tăng lương cơ sở để phần nào thu nhập của cán bộ, công chức, người lao động theo kịp mặt bằng chung của đời sống thực tế" – ĐB Nguyễn Tạo nêu ý kiến.

Trả lời chất vấn của ĐB Nguyễn Tạo, tại Công văn số 992/TTg-KTTH ngày 28/10/2022, Thủ tướng nêu rõ: Thời gian vừa qua, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc và chuyển từ khu vực công sang khu vực tư ngày càng tăng, nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân chế độ, chính sách tiền lương đối với khu vực công (bao gồm cả viên chức các ngành y tế, giáo dục) còn nhiều khó khăn so với nhu cầu cần thiết của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động như ý kiến Đại biểu nêu.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương kịp thời nắm bắt, tổng hợp tình hình, thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước khắc phục tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc.

Cụ thể, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo lộ trình;

Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức;

Có cơ chế phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ có năng lực vào vị trí lãnh đạo, quản lý; đẩy mạnh việc thi tuyển lãnh đạo quản lý;

Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tham gia học tập, nâng cao trình độ, năng lực ở trong nước và ngoài nước;

Xây dựng môi trường làm việc công bằng, dân chủ, thân thiện, đoàn kết, chuyên nghiệp, hiện đại, có điều kiện để thể hiện năng lực….

Cải cách chính sách tiền lương phải có lộ trình phù hợp

Đối với việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Thủ tướng cho biết, từ năm 2020 đến nay, do tác động bất lợi của nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh COVID-19, việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tổng thể cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII cần được xem xét, tính toán thận trọng và có lộ trình phù hợp để bảo đảm kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời cải thiện từng bước đời sống của người hưởng lương trong khu vực công.

Tại Hội nghị Trung ương 6 Khóa XIII, Ban cán sự đảng Chính phủ đã báo cáo Trung ương phương án điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng (tăng 20,8%) để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong năm 2023 (trong đó có viên chức ngành giáo dục và y tế) và điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công cho phù hợp với mức tăng lương cơ sở.

Thủ tướng cho biết, thực hiện Kết luận của Trung ương, Chính phủ đã hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư (Quốc hội khóa XV) việc điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công;

Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương mới, bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cải cách chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm phù hợp; chỉ đạo các Bộ, cơ quan triển khai thực hiện Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng, y tế cơ sở

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Thứ trưởng Bộ Tài chính: Đã chuẩn bị đủ nguồn lực để tăng lương cơ sở

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Đã chuẩn bị đủ nguồn lực để tăng lương cơ sở

Thứ trưởng Bộ tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: Với nguồn lực hiện có, chúng ta hoàn toàn chủ động trong quyết sách tăng lương cơ sở khi cấp có thẩm quyền thông qua…
Chủ tịch EC: Khủng hoảng năng lượng sẽ trở thành khủng hoảng kinh tế - xã hội

Chủ tịch EC: Khủng hoảng năng lượng sẽ trở thành khủng hoảng kinh tế - xã hội

Các hóa đơn năng lượng vượt quá khả năng chi trả của các hộ gia đình, khoảng cách ngày càng tăng giữa tiền lương và chi phí sinh hoạt đã làm dấy lên làn sóng phản đối trong người dân ở châu Âu.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/10: Thị trường có thể sẽ gặp phải áp lực chốt lời

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/10: Thị trường có thể sẽ gặp phải áp lực chốt lời

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 18/19 ngành tăng điểm, trong đó ngành có mức tăng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính.
Chứng khoán VPS: Từ nhiệm vị trí đại lý hàng loạt lô trái phiếu doanh nghiệp

Chứng khoán VPS: Từ nhiệm vị trí đại lý hàng loạt lô trái phiếu doanh nghiệp

CTCP Chứng khoán VPS tiếp tục phát đi thông báo về việc từ nhiệm vị trí đại lý đăng ký, lưu ký và đại lý quản lý tài sản bảo đảm trong hàng loạt các lô trái phiếu doanh nghiệp công ty tham gia từ năm 2020.
Vi phạm giao dịch với cổ đông, Golden Gate phải đối mặt với “án phạt”

Vi phạm giao dịch với cổ đông, Golden Gate phải đối mặt với “án phạt”

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Thương mại và Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate).
Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu giải pháp bình ổn thị trường xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sáng ngày 28/10 đã làm rõ vấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn, lo lắng, đó là tình hình cung ứng xăng, dầu trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp