'Nối gót' Linkedin, Yahoo mới đây đã rút lui khỏi thị trường Trung Quốc với lý do môi trường hoạt động ngày càng thách thức.
'Nối gót' Linkedin, Yahoo mới đây đã rút lui khỏi thị trường Trung Quốc với lý do môi trường hoạt động ngày càng thách thức.
Theo đánh giá của Bloomberg, thông báo nói trên của Yahoo mang nhiều tính chất "biểu tượng" vì thực tế phần lớn dịch vụ của Yahoo đã không còn hoạt động tại quốc gia tỷ dân. Dù vậy, việc chính phủ Trung Quốc thắt chặt quản lý các công ty công nghệ, bao gồm cả các công ty nội địa, dường như là lý do khiến "giọt nước tràn ly" với Yahoo.
"Do môi trường kinh doanh và pháp lý ngày càng phức tạp tại Trung Quốc, bộ dịch vụ của Yahoo sẽ không còn có thể truy cập được tại Trung Quốc đại lục kể từ ngày 1/11", theo thông báo từ Yahoo.
Yahoo rút khỏi Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ở lĩnh vực công nghệ và thương mại có nhiều diễn biến căng thẳng. Trong khi Mỹ đưa ra nhiều lệnh hạn chế với các công ty như Huawei vì quan ngại liên quan đến bảo mật, Trung Quốc nói rằng Mỹ đang cản trở cạnh tranh một cách thiếu công bằng để ngăn sự phát triển công nghệ của quốc gia này.
Yahoo là công ty nước ngoài mới nhất rời thị trường Trung Quốc. Google từ bỏ thị trường Trung Quốc vài năm trước. Tháng trước, mạng xã hội LinkedIn của Microsoft cũng cho biết sẽ đóng cửa website Trung Quốc của mình và thay vào đó là một trang thông tin việc làm.
Đổi lại, các công ty Trung Quốc cũng nhanh chóng tạo ra các công ty Internet thay thế cho các công ty nước ngoài. Từ lâu, Baidu là lựa chọn tìm kiếm internet số một tại Trung Quốc thay cho Yahoo và Google, cùng lúc WeChat và Weibo là các mạng xã hội dẫn đầu.
Yahoo rút khỏi Trung Quốc cũng trùng thời điểm quốc gia này thực hiện Luật Bảo vệ Thông tin cá nhân, trong đó hạn chế lượng thông tin các công ty có thể thu thập. Luật này đồng thời đặt ra các tiêu chuẩn lưu trữ cho các công ty công nghệ.
Thực tế, Yahoo đã từng thu hẹp quy mô hoạt động tại Trung Quốc từ đầu những năm 2010 bằng cách đóng cửa dịch vụ âm nhạc và dịch vụ thư điện tử của mình. Đến năm 2015, Yahoo đóng cửa văn phòng tại Bắc Kinh.
Engadget China, một trang thông tin công nghệ của Yahoo, tiếp tục hoạt động sau đó. Dù vậy, đến thời điểm hiện tại, khi truy cập vào website này tại Trung Quốc, người dùng nhận được thông báo rằng nó sẽ không tiếp tục xuất bản nội dung.
Verizon Communicatiosn thâu tóm Yahoo vào năm 2017 và sáp nhập với AOL. Dù vậy, Yahoo sau đó lại được bán cho một công ty quỹ tư nhân có tên Apollo Global Management trong thương vụ trị giá 5 tỷ USD. Hồi tháng 9/2021, Apollo Global Management xác nhận thương vụ này đã được hoàn tất.
Từng là một trong những dịch vụ nổi tiếng ở thời kỳ đầu của Internet, trong nhiều năm trở lại đây, thị phần của Yahoo bị các đối thủ "nghiền nát". Hiện tại, Yahoo đang có khoảng 900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trong hệ sinh thái của mình.
Yahoo “thâm nhập” vào thị trường Trung Quốc năm 1998 và năm 2012, công ty đã ký thỏa thuận bán cổ phần cho “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba. Sau thỏa thuận này, Alibaba có được quyền điều hành Yahoo Trung Quốc dưới thương hiệu Yahoo trong thời hạn bốn năm.
Sự ra đi của Yahoo diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đã áp đặt những hạn chế mới đối với các công ty Internet trong nhiều mảng từ nội dung đến quyền riêng tư của khách hàng cũng như các luật mới. Ngày 1/11, luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân mới được thiết kế để bảo vệ quyền dữ liệu riêng tư của người dùng trực tuyến chính thức có hiệu lực.
Hồi tháng 5/2021, Verizon Communications, công ty chủ quản của Yahoo và AOL, đã bán thương hiệu Yahoo và các mảng kinh doanh truyền thông khác cho công ty cổ phần tư nhân Apollo Global với giá 5 tỷ USD.
Trang web công nghệ Engadget phiên bản tiếng Trung cũng không còn hoạt động trong ngày 2/11 và chỉ hiển thị thông báo của Yahoo về việc không còn cung cấp nội dung cho người dùng Trung Quốc đại lục.
Xem thêm: Yahoo lại đổi chủ!