Một trong những cách làm gây tranh cãi của Amazon là không tăng lương cho nhân viên trong 3 năm đầu tiên và xem đây là một cách để loại bỏ những người dần cảm thấy quá nhàn rỗi hoặc trở nên bất mãn với công việc.
Một trong những cách làm gây tranh cãi của Amazon là không tăng lương cho nhân viên trong 3 năm đầu tiên và xem đây là một cách để loại bỏ những người dần cảm thấy quá nhàn rỗi hoặc trở nên bất mãn với công việc.
David Niekerk, một cựu Phó Chủ tịch từng tham gia thiết kế hệ thống quản trị nhà kho của Amazon cho biết người sáng lập Amazon Jeff Bezos tin rằng bản chất của con người là lười biếng. Chính quan niệm này đã hình hành nhiều chính sách của hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Niekerk cho biết, Jeff Bezos tin rằng mong muốn đạt được thành tích tốt của nhân viên giảm dần theo thời gian và điều này khiến đội ngũ nhân sự của mình "trở nên tầm thường".
"Ông ấy cho rằng bản chất của con người là cố gắng tiêu hao ít năng lượng nhất có thể để đạt được những gì mình muốn hoặc cần”, Niekerk nói cho hay.
Niekerk chỉ ra rằng mô hình việc làm ngắn hạn không mang lại nhiều cơ hội thăng tiến cho nhân viên, do đó Amazon đã áp dụng công nghệ để hạn chế sự lười biếng của họ.
Theo đó, Amazon không tăng lương cho nhân viên trong 3 năm đầu tiên và xem đây là cách để loại bỏ những người dần cảm thấy quá nhàn rỗi hoặc trở nên bất mãn với công việc.
Niekerk chỉ ra một số biện pháp mà ông cho là gây tranh cãi nhất của Amazon như sa thải nhiều nhân viên chỉ vì năng suất thấp trong một ngày, liên tục yêu cầu nhân viên làm việc với thời gian nghỉ hạn chế và đặt ra mục tiêu năng suất cao.
Một số nhân viên Amazon cho biết những điều này khiến họ cảm thấy bị đối xử như máy móc chứ không phải con người.
"Chúng tôi là con người chứ không phải là công cụ được dùng để đạt được những chỉ tiêu mỗi ngày hay mỗi tuần”, New York Times dẫn lời một nhân viên Amazon chia sẻ trong bảng phản hồi nội bộ của một nhà kho Amazon vào năm 2020.
Văn hóa và yêu cầu cao đối với nhân viên của Amazon được cho là một trong những nguyên nhân khiến hãng thương mại điện tử này dẫn đầu về số lượng nhân viên bị thương tại nơi làm việc. Đầu tháng này, tờ Washington Post đăng tải một phân tích dữ liệu từ Cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn lao động Mỹ, trong đó chỉ ra rằng nhân viên kho của Amazon có nguy cơ bị thương nghiêm trọng cao gấp 2 lần so với những công ty như Walmart.
Tuy vậy, hồi tháng 4, ông Jeff Bezos, hiện là CEO của Amazon cho biết công ty luôn nỗ lực để mang lại công việc tốt hơn cho nhân viên. Ông cũng nói rằng Amazon sẽ đầu tư hơn 300 triệu USD trong năm 2021 để tăng cường các biện pháp an toàn tại nhà kho. Ông khẳng định Amazon cần một tầm nhìn tốt hơn về cách tạo ra giá trị cũng như tầm nhìn cho sự thành công của nhân viên.
Hiện đại diện của Amazon chưa đưa ra bình luận về những thông tin trên.