Thương mại điện tử tăng chóng mặt, mang lợi ích cho nhiều ngành kinh doanh Việt Nam

Thứ hai, 08/03/2021 | 11:50 Theo dõi CFĐT trên

Thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, “thương mại điện tử” (TMĐT) đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Có thể coi năm 2020, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế và sự tăng trưởng bứt phá của TMĐT đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN, thể hiện vai trò của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN. 

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường thương mại điện tử đang trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua TMĐT.

Cũng theo Bộ Công Thương, với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều, thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2019.

Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. 

Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang đến như giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, thanh toán nhanh thì vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị trường trực tuyến như vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức; tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh… Các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến.

Trong bối cảnh của COVID-19 và sự phát triển bùng nổ của thị trường mua sắm trực tuyến, để góp phần vào việc xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh tại Việt Nam, Cục thương mại điện tử TMĐT & KTS đưa ra giải pháp về phát triển hệ sinh thái TMĐT. Cụ thể, trong 5 năm tới, bên cạnh việc xây dựng các chương trình, chính sách đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, giải pháp “Nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử” là công cụ đánh giá các chủ thể kinh doanh TMĐT. Xếp hạng tín nhiệm này sẽ công bố rộng rãi tới người tiêu dùng.

Năm 2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT & KTS) sẽ triển khai Chương trình GoOnline – với nhiệm vụ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng TMĐT từ khi bắt đầu đến lúc kinh doanh, hoạt động được trên môi trường trực tuyến.

Chương trình có sự đồng hành của các tập đoàn viễn thông, công nghệ, hệ thống TMĐT lớn nhất đất nước hiện nay, nhắm đến đối tượng là các nhà sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc muốn tiếp cận và ứng dụng TMĐT, đặc biệt, trong những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh và hàng hóa cần “giải cứu”, chương trình cũng hình thành một liên minh có kết nối chặt chẽ để triển khai các công tác hỗ trợ. 

Các nhóm giải pháp được đưa ra cụ thể như: triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp lên sàn TMĐT; chương trình hỗ trợ chi phí chuyển phát; chương trình dán nhãn chuyển phát an toàn; hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khi tham gia lên các sàn TMĐT; xây dựng Nhà phân phối sản phẩm Việt uy tín và phát động truyền thông chương trình GoOnline.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
'Cuộc chiến' thương hiệu giữa các 'ông lớn' với những màn marketing khó đỡ

'Cuộc chiến' thương hiệu giữa các 'ông lớn' với những màn marketing khó đỡ

Thị trường kinh doanh luôn tồn tại những màn cạnh tranh nảy lửa giữa các thương hiệu. Đôi khi, cuộc chiến thương hiệu bỗng trở nên thú vị khi các ông lớn quyết tâm "chơi lầy" bằng những màn marketing khó đỡ.
Việt Nam - Anh chính thức ký kết Hiệp định thương mại song phương UKVFTA

Việt Nam - Anh chính thức ký kết Hiệp định thương mại song phương UKVFTA

Tối hôm 29/12, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh (UKVFTA) đã chính thức được ký kết.
Website thương mại điện tử sẽ được đánh giá tín nhiệm

Website thương mại điện tử sẽ được đánh giá tín nhiệm

Để thúc đẩy phát triển thị trường thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã xây dựng các chương trình, chính sách, các giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá tín nhiệm Website thương mại điện tử và hoàn thiện nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử.
Giá vàng hôm nay 8/3: Vàng đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 8/3: Vàng đảo chiều tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 8/3, giá vàng thế giới đột ngột đảo chiều bật tăng trong phiên mở cửa, đi ngược lại với dự đoán của phần lớn các chuyên gia. Giá vàng trong nước duy trì đà tăng tại các hệ thống kinh doanh trên toàn quốc.
Phi vụ đầu tư táo bạo nhất của Warren Buffett cho ông quả ngọt như thế nào?

Phi vụ đầu tư táo bạo nhất của Warren Buffett cho ông quả ngọt như thế nào?

Cuối tuần vừa qua, báo cáo thu nhập năm 2020 của Berkshire Hathaway công bố đã mang đến cho giới đầu tư một cơ hội khác để theo dõi hoạt động của Warren Buffett - Nhà tiên tri xứ Omaha.
Vắcxin Covid-19 đợt đầu được phân bổ đi những đâu?

Vắcxin Covid-19 đợt đầu được phân bổ đi những đâu?

Theo quyết định về việc phân bổ vắcxin Covid-19 vừa được Bộ Y tế ban hành, lô vắcxin đầu tiên sẽ được phân bổ cho CDC của 13 tỉnh, thành đang có dịch Covid-19; 2 Bộ gồm: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và 21 bệnh viện đang điều trị bệnh nhân Covid-19. Trong đó, tỉnh Hải Dương được phân bổ nhiều nhất cả nước với gần 33.000 liều vắcxin Covid-19.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp