Hôm 8/10, lãnh đạo các nước và khu vực thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố thỏa thuận mang tính bước ngoặt về thuế doanh nghiệp toàn cầu, sau nhiều năm bất đồng. Theo đó, các quốc gia tham gia thỏa thuận thống nhất mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15%, dự kiến đưa vào thực thi trong năm 2023.
Điều này sẽ tạo ra sự thay đổi lớn đối với các nền kinh tế nhỏ hơn như Ireland, nơi từ lâu luôn áp dụng mức thuế thấp để thu hút doanh nghiệp nước ngoài.
“Thỏa thuận bước ngoặt này, với sự tham gia của 136 quốc gia và khu vực pháp lý chiếm hơn 90% GDP toàn cầu, sẽ cũng phân bổ lại hơn 125 tỷ USD lợi nhuận từ khoảng 100 công ty đa quốc gia lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất cho các quốc gia trên thế giới. Thỏa thuận này sẽ đảm bảo rằng các doanh nghiệp đó phải nộp thuế một cách công bằng, dù họ hoạt động và tạo lợi nhuận ở bất kỳ đâu”, thông cáo chung ngày 8/10 của OECD cho biết.
Các quốc gia đi đến thỏa thuận này sau khi thống nhất một số thay đổi với đề xuất ban đầu, trong đó đáng chú ý là sẽ không tăng mức thuế 15% trong tương lai và các doanh nghiệp nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng bởi thuế suất này. Nhờ đó, Ireland, quốc gia từ lâu phản đối việc tăng thuế doanh nghiệp, đã tham gia thỏa thuận. Bên cạnh đó, Hungary – quốc gia luôn hoài nghi về thỏa thuận thuế toàn cầu – đã đổi ý sau khi được đảm bảo rằng mức thuế mới sẽ được áp dụng dài hạn.
Giờ đây, các quốc gia sẽ phải tiếp tục thảo luận về một số chi tiết quan trọng để thỏa thuận mới có thể được đưa vào thực thi trong năm 2023.
Bình luận về thỏa thuận này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh đây là một thành tựu quan trọng về ngoại giao kinh tế của cả một thế hệ. Bà Yellen hoan nghênh với các quốc gia đã quyết định chấm dứt "cuộc đua xuống đáy" về thuế doanh nghiệp và bày tỏ hy vọng rằng Quốc hội Mỹ sẽ nhanh chóng thông qua để thỏa thuận này được đưa vào thực thi tại Mỹ.
“Việc hoạch định chính sách về thuế quốc tế là một vấn đề phức tạp. Nhưng ngôn ngữ phức tạp của thỏa thuận ngày hôm nay lại cho thấy sự đơn giản và mức độ lan tỏa đối với các bên tham gia. Một khi thỏa thuận được thực thi, người Mỹ sẽ nhận thấy nền kinh tế toàn cầu là nơi dễ kiếm việc làm, kiếm sống và mở rộng kinh doanh hơn rất nhiều”, bà Yellen khẳng định.
Với Mỹ, thỏa thuận thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là một phần quan trọng trong kế hoạch mà Tổng thống Joe Biden gọi là chính sách ngoại giao dành cho tầng lớp trung lưu. Chiến lược này nhằm đảm bảo rằng quá trình toàn cầu hóa, thương mại, nhân quyền và quân đội đều có thể được khai thác để mang lại lợi ích cho người lao động Mỹ, chứ không chỉ các tỷ phú và tập đoàn đa quốc gia.
Thỏa thuận trên đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong chính sách thuế toàn cầu bởi nó không chỉ áp một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu mà còn buộc các công ty phải nộp thuế ở nơi họ hoạt động, thay vì chỉ nộp thuế ở nơi họ đặt trụ sở như trước đây.
Thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng nhiều doanh nghiệp toàn cầu đổ tới những thiên đường thuế như: Ireland, British Virgin Islands, Panama,...
Theo đó, các quốc gia có thể tăng thuế đối với doanh số bán hàng của các công ty đa quốc gia như: Amazon, Apple, Facebook và Google phát sinh trên lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, công thức chính xác để xác định số thuế phải nộp tại các khu vực pháp lý khác nhau là nội dung đang cần được tiếp tục thảo thuận và thống nhất.
Theo giới phân tích, các nhà lãnh đạo OECD đưa ra thỏa thuận này một phần vì đại dịch Covid-19, sự kiện khiến nhu cầu về một chính sách thuế công bằng hơn càng trở nên bức thiết, khi mà các chính phủ đang vật lộn tìm thêm nguồn thu ngân sách.
Hà Nội đồng ý mở lại mỗi ngày 1 chuyến bay khứ hồi Hà Nội – TP. HCM và HN - Đà Nẵng. Khách bay về phải tiêm đủ 2 mũi, nếu từ TP. HCM thì phải cách ly tập trung 7 ngày, từ Đà Nẵng được cách ly tại nhà 7 ngày.
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang khiến giá khí đốt tự nhiên Anh, châu Âu, châu Á tăng phi mã. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cú sốc này khó có thể xuất hiện ở Mỹ.
Tòa chung cư Arte 12 tầng tại Surfside, thành phố Miami, bang Florida, Mỹ đang rao bán 2 căn hộ xa xỉ với giá tổng cộng hơn 31 triệu USD. Điểm đặc biệt là chủ đầu tư cũng chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo, tương đương khoảng 560 Bitcoin.
Nền tảng tiền điện tử Compound vừa gặp lỗi kỹ thuật khiến 90 triệu USD bất ngờ được chuyển nhầm vào túi người dùng. Ngay sau đó, người sáng lập nền tảng này đã lên mạng xã hội yêu cầu những người dùng này trả lại tiền, nếu không sẽ báo cáo cho Sở thuế vụ Mỹ.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.