Trong năm 2022, thị trường bất động Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, có những thách thức đã trở thành vấn đề nan giải của thị trường. Thị trường cũng định hình những xu hướng mang tính chất hệ quả của đại dịch Covid-19.
Trong năm 2022, thị trường bất động Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, có những thách thức đã trở thành vấn đề nan giải của thị trường. Thị trường cũng định hình những xu hướng mang tính chất hệ quả của đại dịch Covid-19.
Theo Batdongsan.com, khó khăn dành cho các nhà đầu tư hay các chủ sở hữu BĐS nhà ở là vấn đề thiếu nguồn cung. Đối với người mua, cụ thể là với người mua khả năng chi trả thấp, có rất ít lựa chọn nhà ở tại các đô thị lớn ở thời điểm này.
Đối với chủ doanh nghiệp lớn, để tìm một văn phòng có không gian rộng ở trung tâm thành phố là chuyện không hề dễ dàng và họ sẽ phải tìm đến khu vực ngoài trung tâm. Lĩnh vực công nghiệp cũng gặp phải tình trạng tương tự khi nguồn cung ở thành phố đang bị thiếu hụt.
Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với chủ đầu tư phát triển BĐS, người tìm mua nhà ở, kể cả với chủ văn phòng hay người làm việc trong lĩnh vực Công nghiệp và Logistics. Người mua đều đang có rất ít lựa chọn BĐS ở thời điểm này.
Thị trường BĐS Việt Nam sẽ xuất hiện các sản phẩm mà thị trường cần. Data center sẽ là lĩnh vực phát triển chủ lực của thị trường bởi vì nguồn dữ liệu lớn được tạo ra bởi kinh tế số (internet economy) đang cần nơi lưu trữ. Do vậy, sẽ có một mối quan tâm lớn dành cho việc phát triển data center. Đây không phải là một lĩnh vực dễ dàng cho các nhà đầu tư nhưng sẽ có sự phát triển.
Hơn thế nữa, thị trường sẽ xuất hiện nhu cầu sử dụng kho lạnh phục vụ cho lĩnh vực thương mại điện tử và những cá nhân cần lưu trữ hàng hóa. Bên cạnh đó, sự trở lại của nhóm ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn cũng đòi hỏi nguồn cung từ lĩnh vực kho lạnh.
Xu hướng đầu tư BĐS kỹ thuật số xuất hiện trước đại dịch và được phát triển nhanh chóng trong đại dịch sẽ phát triển. Do tính mong manh của thị trường, người dân bắt đầu mua cổ phần của các sản phẩm BĐS online và xu hướng này được dự đoán là sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022.
Cũng theo đại diện Savills, các thành phố và tỉnh lân cận đang bị thiếu hụt nguồn cung và điều quan trọng mà chính quyền cần làm là tiếp tục cải thiện khung pháp lý chủ động để hỗ trợ nhiều nguồn đầu tư vào BĐS hơn, bao gồm khung kế hoạch để các dự án diễn ra đúng thời hạn.
Bằng cách này, có thể ngăn “bong bóng” kinh tế xuất hiện, dẫn nhiều nguồn cung vào thị trường hơn cũng như khuyến khích nhiều nguồn FDI đầu tư vào ngành BĐS. Khi điều này xảy ra, người mua, chủ đầu tư và chủ sở hữu BĐS sẽ có nhiều sản phẩm để chọn lựa hơn trong nội ô các thành phố lớn và các tỉnh lân cận.
Nếu không, giá cả sẽ tiếp tục leo thang trong năm 2022 và ngành BĐS sẽ trở nên khó chạm tới kể cả với người mua nhà ở, khách thuê văn phòng hay những nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.
Một trong những xu hướng có thể dễ dàng nhận thấy nhất hiện nay trên thế giới sau đại dịch Covid-19 là mô hình làm việc kết hợp tại nhà và văn phòng (hybrid working). Khách thuê cũng như các nhân viên văn phòng sẽ ngày càng có xu hướng tìm kiếm những cơ hội mới.
Những nơi làm việc kết hợp cho phép làm việc tại nhà nhiều hơn và đồng thời được linh hoạt làm việc trong các văn phòng chất lượng cao, với cơ sở vật chất phục vụ cho các hội nghị hội thảo, có không gian đẹp, và các nội thất như phòng họp, khu vực hợp tác giữa các bộ phận, thời gian làm việc linh động.
Không chỉ sở hữu văn phòng trung tâm, một số đơn vị còn có các văn phòng khác nằm ở khu vực thứ cấp (khu vực ngoài trung tâm). Điều này cho phép nhân viên chọn lựa làm việc ở trung tâm thành phố hoặc ở địa chỉ khác gần nhà của họ hơn. Bằng cách này, khách thuê có thể tiết kiệm chi phí vận hành điện năng sử dụng trong văn phòng và tăng hiệu suất làm việc…
Hiện nay, theo xu hướng thế giới, đối với phân khúc đầu tư nhà ở và nghỉ dưỡng, những người mua nhà đang tìm kiếm BĐS ở khu vực ngoại ô thành phố. Họ di chuyển đến vùng nông thôn, tìm kiếm các không gian mở và tận hưởng không khí ngoài trời.
Người mua có thể dễ dàng lái xe đến các địa điểm này, và người mua nhà sẽ tìm kiếm ngôi nhà thứ hai của họ ở nơi đây, đáp ứng nhu cầu xa rời thành phố và có không gian mở - không khác so với xu hướng mà ta thấy trên thế giới. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển hậu đại dịch.
Bên cạnh đó, nguy cơ lạm phát kinh tế cũng khiến giá BĐS tăng mạnh trong năm tới. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) nhận định, nguy cơ lạm phát bao trùm nền kinh tế đang hiển hiện.
“Theo quy luật, BĐS sẽ là kênh trú ẩn an toàn cho một bộ phận người giàu trong xã hội khi xảy ra lạm phát. Điều này sẽ tăng giá BĐS, qua đó làm giảm cơ hội mua nhà của người lao động có thu nhập thấp và trung bình”, ông Châu nhận định.
Theo Vietnamnet, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động Việt Nam Chủ tịch Hội Môi giới cũng cho rằng các rào cản về mặt pháp lý sẽ chưa thể giải quyết hoàn toàn trong năm 2022.
“Dù được các cấp chính quyền quan tâm, tìm biện pháp xử lý song các văn bản pháp luật đều có độ trễ. Tôi cho rằng năm 2022, thị trường vẫn còn những bất cập chưa thể giải quyết được”, ông Đính nói.