Nhiều 'ông lớn' bất động sản Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau Evergrande

Thứ ba, 19/10/2021 | 05:29 Theo dõi CFĐT trên

Sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc không có dấu hiệu giảm bớt khi ngày càng nhiều nhà phát triển bất động sản đối mặt với nguy cơ vỡ nợ - trong sự không chắc chắn về số phận của China Evergrande Group.

Nhiều 'ông lớn' bất động sản Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau ‘bơm nợ’ Evergrande
Nhiều 'ông lớn' bất động sản Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ sau ‘bơm nợ’ Evergrande

Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Sinic Holdings, công ty đã cảnh báo vào tuần trước rằng họ không có khả năng hoàn trả trái phiếu nước ngoài trị giá 250 triệu USD đến hạn và hiện thời vẫn không có tin tức nào từ nhà phát triển bất động sản này.

Hôm thứ Sáu tuần trước, một nhà phát triển khác, China Properties Group cho biết, họ đã không trả được nợ trái phiếu trị giá 226 triệu USD, do không xoay sở được tiền trước ngày đáo hạn 15/10.

Ngoài ra, Fantasia Holdings cũng đã không thực hiện được khoản thanh toán trái phiếu trị giá 206 triệu USD vào đầu tháng 10.

Tuần trước, các cơ quan xếp hạng đã ban hành một đợt hạ cấp mới đối với các công ty bất động sản Trung Quốc.

Tuần này, Evergrande sẽ chính thức vỡ nợ nếu không trả lãi cho trái phiếu nước ngoài bằng USD - khoản thanh toán đã đến hạn vào cuối tháng 9 nhưng có thời gian gia hạn 30 ngày. Công ty đã giữ im lặng về các khoản lãi suất cho 4 trái phiếu khác đã đến hạn thanh toán trong vài tuần qua.

Sự việc này xảy ra trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết những rủi ro do Evergrande gây ra là "có thể kiểm soát được" và hầu hết các doanh nghiệp bất động sản trong nước đều ổn định.

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng cho biết các công ty bất động sản đã phát hành trái phiếu ra nước ngoài nên tích cực thực hiện nghĩa vụ trả nợ của họ.

Cuối tuần, Thống đốc Yi Gang của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra bình luận bổ sung. Ông cho biết các nhà chức trách sẽ cố gắng ngăn chặn các vấn đề của Evergrande lây lan sang các công ty bất động sản khác.

Ông cũng cho biết nền kinh tế Trung Quốc đang "hoạt động tốt", nhưng phải đối mặt với những thách thức như rủi ro vỡ nợ do "quản lý yếu kém" tại một số công ty.

Các nhà phát triển bất động sản của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng sau nhiều năm nợ nần chồng chất, khiến các nhà chức trách phải đưa ra chính sách "ba lằn ranh đỏ" vào năm 2020. Chính sách đó đặt ra một giới hạn đối với nợ liên quan đến dòng tiền, tài sản và mức vốn của một công ty.

Mọi thứ bắt đầu trở lại sau khi chính sách bắt đầu kiềm chế các nhà phát triển bất động sản. Nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, Evergrande, đã cảnh báo hai lần vào tháng trước rằng họ có thể vỡ nợ.

Kể từ đó, Evergrande đã bỏ lỡ ba lần thanh toán lãi suất cho trái phiếu bằng USD của mình. Cổ phiếu đã bị đình chỉ kể từ ngày 4/10 và các cơ quan xếp hạng đã hạ cấp các công ty bất động sản khác do lo ngại về dòng tiền của họ.

Giao dịch trái phiếu bất động sản của Trung Quốc đã tăng vọt lên hơn 1 tỷ USD cho đến nay vào tháng 10, từ hơn 600 triệu USD vào tháng 8, theo dữ liệu từ nền tảng giao dịch thu nhập cố định điện tử MarketAxess. Trái phiếu lãi suất 8,75% của Evergrande đáo hạn vào năm 2025 hiện là trái phiếu thị trường mới nổi được giao dịch nhiều thứ hai trên nền tảng của họ.

Đã có một đợt hạ cấp mới tại các công ty bất động sản khác của Trung Quốc vào tuần trước bao gồm China Aoyuan, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc; Modern Land với lý do trì hoãn khoản hoàn trả trong ba tháng đối với một trái phiếu nước ngoài trị giá 250 triệu USD; và Greenland Holdings, một trong những nhà phát triển bất động sản top đầu Trung Quốc.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu lao dốc

Bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu lao dốc

Số liệu tháng 8 cho thấy có tới 16/31 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc ghi nhận giá nhà sụt giảm - cao nhất trong vòng 6 năm qua.
“Đế chế” bất động sản Trung Quốc cận kề vỡ nợ khi liên tục bị hạ điểm tín nhiệm

“Đế chế” bất động sản Trung Quốc cận kề vỡ nợ khi liên tục bị hạ điểm tín nhiệm

Giới đầu tư từng xem Evergrande Group là một doanh nghiệp “quá lớn để đổ vỡ”, tin rằng Bắc Kinh sẽ không để tập đoàn này sụp đổ vì lo ngại những hệ luỵ khó lường.
Hàng ngàn người ra đường vì startup bất động sản Trung Quốc

Hàng ngàn người ra đường vì startup bất động sản Trung Quốc

Danke Apartment, một startup bất động sản Trung Quốc đã biến nhiều người trở thành vô gia cư, đa phần trong số đó là những người trẻ tuổi.
Giới thiệu bài thơ: Quấn Vòng Thương Nhớ Về Cha Ngày Trần

Giới thiệu bài thơ: Quấn Vòng Thương Nhớ Về Cha Ngày Trần

Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 19/10: SD9, DPM, LTG, OCB, BVS

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 19/10: SD9, DPM, LTG, OCB, BVS

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 19/10, bao gồm SD9, DPM, LTG, OCB, BVS.
Danh sách 6 gia tộc giàu nhất thế giới

Danh sách 6 gia tộc giàu nhất thế giới

Danh sách 6 gia tộc tỷ phú giàu nhất thế giới đã được tiết lộ, từ đế chế Ambani của Ấn Độ, hàng tỷ USD xa xỉ phẩm của gia đình Hermès đến vương triều kẹo Mars của Mỹ.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp