Sự giảm điểm của thị trường trong phiên hôm nay đã đánh bay thành quả hồi phục của phiên hôm trước. Đồng thời, một loạt các mã trụ như thép, chứng khoán và ngân hàng đều bị bán mạnh, cũng như khối ngoại tiếp tục bán ròng đã đưa ra khả năng thị trường tiếp tục kiểm nghiệm lực cầu tại vùng 1.270 điểm trong phiên hôm sau.
Trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ của phiên hôm trước, thị trường chứng khoán ngày 23/7 lại là một phiên điều chỉnh đi xuống. Ngay từ đầu phiên, tín hiệu bán xuất hiện khi thị trường vòng xuống do tâm lý chốt lời sau phiên tăng mạnh hôm qua. Tuy nhiên, lực cầu sau đó làm thị trường trở lại tham chiếu để kiểm định lại mốc 1.300 điểm nhưng ngưỡng kháng cự quá mạnh làm cho Vn-Index chỉ chạm đỉnh tại 1.295 rồi lại quay đầu vòng xuống. Mặc dù xuất hiện lực cầu bắt đáy tại 1.285 đưa thị trường quay trở lại mốc tham chiếu một lần nữa, áp lực bán quá lớn đã kéo theo thị trường rơi tự do.
Kịch bản đáy sau thấp hơn đáy trước vẫn diễn ra vào phiên chiều khi tưởng chừng mốc 1.270 điểm là đáy thì lực bán tháo ồ ạt khiến Vn-Index tiếp tục hành trình dò đáy của mình thậm chí còn lực bán còn lớn hơn khi vào phiên ATC. Chỉ số Vn-Index kết phiên tại 1.268 điểm, giảm 24,84 điểm tương đương mức giảm 1,92%. HNX-Index cũng không phải ngoại lệ khi cũng mất 4,2 điểm về mốc 301 điểm, giảm 1,37% so với phiên hôm qua.
Do thị trường trong phiên hôm nay điều chỉnh nên lực bắt đáy tương đối khỏe làm cho thanh khoản hôm nay vẫn tăng so với hôm trước. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 19.329 tỷ, tăng 13,7%. Ở chiều tương tự, tổng giá trị khớp lệnh trên sàn HNX cũng đạt 2.275 tỷ tăng 5,3% so với hôm qua.
Theo xu hướng đà bán trong thời gian gần đây, khối ngoại trong phiên hôm nay tiếp tục bán ròng 149 tỷ chủ yếu nhắm vào VIC. Đây là phiên thứ ba liên tiếp nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh mã trụ này.
Một loạt các mã ngành ngân hàng giảm điểm trong phiên hôm nay tiêu biểu là VPB(-3.8%), VCB(-3.3%), TCB(-3.1%), CTG(-3.0%) và mã bất động sản VRE(-4.3%), TCH(-3.4%), VHM(-3.1%) đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Đồng thời, cổ phiếu thực phẩm đồ uống MSN(-3.2%), chứng khoán SSI(-3.1%) cũng góp phần cho đà giảm của bộ chỉ số. Cổ phiếu ngân hàng STB(+2.5%) dù kịch trần trong phiên nhưng lực bán lớn đã kéo cổ phiếu xuống và duy trì mức xanh nhẹ.
Nhận định thị trường ngày 26/7/2021
Áp lực bán tháo xuất hiện lên phần lớn các ngành. Ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến nhóm thép, chứng khoán, ngân hàng, đặc biệt là bất động sản khi phiên hôm trước tăng trưởng mạnh mẽ thì hôm nay lại kéo thị trường đi xuống. Ngành thương mại, dầu khí và vận tải cũng chịu điều chỉnh theo thị trường chung. Duy chỉ có nhóm ngành như phân bón, công nghệ, dược phẩm, nhựa duy trì đà tăng của phiên hôm trước.
Thất bại trong việc chinh phục mốc kháng cự 1.300 điểm khiến thị trường tiếp tục downtrend sau ba phiên kỳ vọng thị trường hồi phục trở lại. Mặc dù thanh khoản tăng nhưng việc khối ngoại tiếp tục bán ròng vào mã trụ khiến thị trường khả năng trong phiên tiếp theo chưa thể tăng mạnh mà vẫn phải kiểm nghiệm lại mốc 1.270 điểm. Do đó, nhà đầu tư trong phiên tới tiếp tục giảm tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ tại giá xanh hoặc giá vàng, nếu giải ngân thì chỉ nên giải ngân thăm dò và quan sát trước thị trường biến động tiêu cực trong thời gian gần đây.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/7/2021: Hàng loạt tin tức tốt đẹp về báo cáo tài chính quý 2/2021 đã khiến thị trường chứng khoán bùng nổ, đặc biệt là khối ngành bất động sản. Thanh khoản cũng được cải thiện nên tạo ra khả năng mốc 1.300 sẽ được chinh phục trong phiên tới.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/7/2021: Phiên hôm nay được đánh giá là một phiên giao dịch ít đi ngang khi chỉ số chỉ giảm 2,5 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản tiếp tục giảm trong khi khối ngoại bán ròng khốc liệt đã tạo ra khả năng thị trường vẫn còn tích lũy tại vùng giá này trong thời gian tới.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/7/2021: Phiên hôm nay ghi nhận lực hồi ngoạn mục của thị trường chứng khoán khi hồi gần 50 điểm từ đáy do loạt các mã chứng khoán, thép và thương mại dẫn dắt. Tuy nhiên, thanh khoản sụt giảm, khối ngoại chưa có hành động mới tạo ra khả năng thị trường sẽ tích lũy trong thời gian tới trước khi bật tăng trở lại.
Trong kịch bản thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vắc-xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào Quý 1/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 – 6,1%.
Những nhà tổ chức Nhật Bản hy vọng việc đăng cai Olympic sẽ có thể nâng hình ảnh quốc gia và gặt hái lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, với tình hình dịch hiện nay, người dân Nhật Bản đang lo ngại Thế vận hội sẽ trở thành một ổ dịch Covid-19.
Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây dự báo nền kinh tế Thái Lan sẽ tăng trưởng 2,2% cả năm 2021, giảm so với mức dự báo 3,4% được đưa ra trước đó do ảnh hưởng nặng nề của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 3 và tăng trưởng du lịch yếu.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.