Nhà kinh tế Mohamed El-Erian: Chúng ta đang hướng tới “sự thay đổi sâu sắc” về kinh tế tài chính

Chủ nhật, 27/11/2022 | 19:10 Theo dõi CFĐT trên

Giới đầu tư và các nhà kinh tế đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về suy thoái kinh tế, nhưng một nhà kinh tế nổi tiếng nhận thấy cuộc suy thoái tiềm tàng này hoàn toàn khác với những gì thế giới từng trải qua trước kia.

Nhà kinh tế Mohamed El-Erian: Chúng ta đang hướng tới “sự thay đổi sâu sắc” về kinh tế tài chính (Ảnh minh họa)
Nhà kinh tế Mohamed El-Erian: Chúng ta đang hướng tới “sự thay đổi sâu sắc” về kinh tế tài chính (Ảnh minh họa)

Đó là nhận định của nhà kinh tế học Mohamed El-Erian - cựu CEO của PIMCO, một công ty có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường trái phiếu. Ông cũng từng là Chủ tịch Hội đồng Phát triển Toàn cầu của Tổng thống Barack Obama và viết nhiều cuốn sách bán chạy về kinh tế.

Trong một bài luận đăng trên Foreign Affairs, ông cho rằng một số cơ quan và thị trường đang tin rằng những thách thức kinh tế hiện nay “chỉ mang tính tạm thời và có thể nhanh chóng đảo ngược”.

Ông tiếp tục: “Thế giới không chỉ mấp mé bờ vực của một cuộc suy thoái khác mà còn đang ở giữa một sự thay đổi sâu sắc về kinh tế và tài chính.”

Cựu CEO Pimco đã viện dẫn một lý thuyết kinh tế, trong đó lập luận rằng suy thoái xảy ra khi chu kỳ kinh doanh đạt đến điểm kết và trước khi chu kỳ tiếp theo thực sự bắt đầu.

Thế nhưng, ông cũng cảnh báo rằng, thay vì được hưởng thêm một vòng quay kinh tế nữa, thế giới có thể đang trải qua một loạt thay đổi lớn về mặt cấu trúc “dự kiến sẽ kéo dài lâu hơn chu kỳ kinh doanh hiện tại”.

Xem thêm: Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong sự sụt giảm kinh tế toàn cầu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông El-Erian đã nhấn mạnh ba xu hướng nhằm chứng minh một cuộc chuyển đổi kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Sự thay đổi đầu tiên được thúc đẩy bởi ảnh hưởng của đại dịch, bắt đầu với việc toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động và các biện pháp kích thích từ Chính phủ, khiến cầu cao hơn cung. 

Nhưng khi thời gian trôi qua, El-Erian cho biết, rõ ràng vấn đề nguồn cung “không chỉ bắt nguồn từ đại dịch” mà còn liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine. 

Các gián đoạn trong chuỗi cung ứng đã thúc đẩy doanh nghiệp đưa dây chuyền về gần quê nhà hơn. “Nearshoring” - cách mà giới chuyên gia gọi tên xu hướng này, cho thấy “bản chất của toàn cầu hóa” đang thay đổi.

Ông El-Erian lưu ý thêm: “Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi những thay đổi trong hệ thống kinh tế toàn cầu diễn ra cùng lúc các ngân hàng trung ương thay đổi lập trường chính sách tiền tệ”.

Khi lạm phát tăng vọt, Fed đã quyết tâm mạnh tay tăng lãi suất với 4 lần tăng gần đây nhất đều là 75 điểm cơ bản, nâng lãi suất quỹ liên bang lên khoảng từ 3,75% đến 4%. 

Nhưng sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận này đã dẫn đến vấn đề thứ ba, El-Erian viết. 

“Thị trường nhận ra rằng Fed đang cố gắng bù đắp quãng thời gian đã mất và bắt đầu lo lắng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài, qua đó gây hại cho nền kinh tế. Kết quả là thị trường tài chính biến động dữ dội.” El-Erian cho hay. 

Vị chuyên gia cho hay, thị trường đã quen với nguồn tiền rẻ từ các ngân hàng trung ương và điều này đã gây ra một “tác động tiêu cực”.

“Một mảng lớn của hệ thống tài chính toàn cầu” đã đổ dồn vào các công ty quản lý tài sản, các công ty cổ phần tư nhân và quỹ phòng hộ - những tổ chức tài chính ít bị kiểm soát hơn, ông El-Erian viết.

Do vậy, chúng ta có thể hiểu được sự biến động trên thị trường tài chính kể từ khi kỷ nguyên tiền rẻ kết thúc trong năm nay. Mảng lớn nói trên đang tìm kiếm một “ngôi nhà mới”, một cách đầu tư khôn ngoan hơn. Bởi vậy, thị trường bây giờ rất mong manh.

Nhà kinh tế nói thêm: “Sự mong manh của hệ thống tài chính cũng làm phức tạp hoá công việc của các Ngân hàng Trung ương”.

Ông El-Erian kết luận rằng do những thay đổi nói trên, trong tương lai các nhà phân tích sẽ rất khó phán đoán kết quả kinh tế. Hơn nữa, kết quả đó có thể không đơn giản, mà sẽ diễn ra theo “hiệu ứng xếp tầng” - tức là một sự kiện xấu này sẽ dẫn đến một diễn biến tồi tệ khác.

Xem thêm: Kinh tế toàn cầu tiếp tục suy yếu vào năm 2023

Thục San (Theo Yahoo Finance)
Theo VnMedia.vn Copy
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Việt Nam cần tính đến đánh thuế tài sản

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Việt Nam cần tính đến đánh thuế tài sản

Chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới Dorsati Madani nêu quan điểm, Chính phủ Việt Nam cần bao quát các nguồn thu, trong đó tính đến đánh thuế tài sản…
Thủ tướng: Làm truyền thông chính sách phải “nghĩ thật, nói thật”

Thủ tướng: Làm truyền thông chính sách phải “nghĩ thật, nói thật”

"Muốn truyền thông mà các bộ, ngành, địa phương ngại cung cấp thông tin thì lấy chất liệu đâu mà truyền thông", Thủ tướng nói và nhấn mạnh: trong công tác truyền thông phải "nghĩ thật, nói thật, làm thật”…
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/11: Vùng 930 - 942 điểm là vùng hỗ trợ cho VN-Index 

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 25/11: Vùng 930 - 942 điểm là vùng hỗ trợ cho VN-Index 

Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã giảm gần một nửa của nhịp tăng hơn 100 điểm kể từ đáy, vùng 930 - 942 điểm có thể là vùng hỗ trợ, qua đó hình thành vùng đáy thứ 2 cao hơn.
Cuộc đình công ngành vận tải đường sắt có thể khiến kinh tế Mỹ thiệt hại 1 tỷ USD

Cuộc đình công ngành vận tải đường sắt có thể khiến kinh tế Mỹ thiệt hại 1 tỷ USD

Theo một phân tích mới từ Công ty Nghiên cứu và Tư vấn tài chính Anderson Economic Group, một cuộc đình công trong lĩnh vực vận tải đường sắt có thể khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại 1 tỷ USD. 
Tuần tới, vàng vẫn khó có cơ hội bứt phá?

Tuần tới, vàng vẫn khó có cơ hội bứt phá?

Theo Khảo sát Vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News, các nhà phân tích Phố Wall không cho rằng vàng đã sẵn sàng bứt phá. Giao dịch vẫn còn đi ngang trong thời gian tới…
OCH kế hoạch bán một loạt tài sản cho công ty mẹ Ocean Group

OCH kế hoạch bán một loạt tài sản cho công ty mẹ Ocean Group

Mới đây, CTCP One Capital Hospitality (HNX: OCH) đã chấp thuận hai phương án là đưa khoản phải thu khó đòi ra ngoại bán và cổ đông lớn là Lequidity Solutions được phép nâng tỷ lệ sở hữu mà không phải chào mua công khai.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp