Ngân hàng nào đang bơm vốn ‘khủng’ cho các công ty chứng khoán?

Thứ sáu, 23/04/2021 | 17:10 Theo dõi CFĐT trên

Vietcombank, BIDV, MSB, VPBank, VIB, Wooribank tạm thời là những ngân hàng đã tài trợ vốn “khủng” cho các công ty chứng khoán margin lớn.

Ngân hàng nào đang bơm vốn ‘khủng’ cho 20 công ty chứng khoán margin lớn? (Ảnh: VnEconomy)
Ngân hàng nào đang bơm vốn ‘khủng’ cho 20 công ty chứng khoán margin lớn?

Như VnEconomy thống kê, hiện có hơn 30 công ty chứng khoán trên thị trường tính đến 31/3/2021 đã cho nhà đầu tư vay hơn 110.000 tỷ đồng, đây được xem là mức kỷ lục cho vay margin của chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh thanh khoản mỗi phiên được tính theo giá trị tỷ USD. Trong đó, 20 công ty chứng khoán lớn nhất đã cho vay 98.397 tỷ đồng; tương đương tăng 21% so với quý 1/2020.

Vietcombank, BIDV, MSB, VPBank, VIB, Wooribank tạm thời là những ngân hàng đã tài trợ vốn “khủng” cho các công ty chứng khoán margin lớn (Ảnh: VnEconomy)
Vietcombank, BIDV, MSB, VPBank, VIB, Wooribank tạm thời là những ngân hàng đã tài trợ vốn “khủng” cho các công ty chứng khoán margin lớn (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Nguồn tài trợ cho vay của các công ty chứng khoán ngoài vốn chủ sở hữu phần còn lại đến chủ yếu từ nguồn vốn vay bao gồm vay các ngân hàng, phát hành trái phiếu ngắn và dài hạn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến hết quý 1/2021, dư nợ lĩnh vực chứng khoán 45.326 tỷ đồng, tương đương giảm 1% so với cuối năm 2020. Trong đó, dư nợ chứng khoán ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu 96,21%.

Dựa trên số liệu thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán, ngân hàng Vietcombank đang dẫn đầu các nhà tài trợ vốn cho TTCK, với số phát sinh trong năm 2020 hơn 27.510 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD), gấp khoảng 5 lần số dư cho vay ngắn hạn cuối kỳ của ngân hàng đối với các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán được Vietcombank cho vay lớn trong kỳ như SSI (phát sinh 17.352 tỷ đồng), KB Securities (phát sinh 6.883 tỷ đồng), ACBS và MBS với số phát sinh 1.350 tỷ đồng và 1.230 tỷ đồng.

Tiếp sau Vietcombank là ngân hàng BIDV với số phát sinh cho vay trong năm ngoái hơn 21.202 tỷ đồng, gấp 4 lần số dư vay ngắn hạn cuối kỳ của các công ty chứng khoán nói trên. Các công ty chứng khoán được BIDV cho vay lớn trong kỳ gồm: SSI (phát sinh 14.098 tỷ đồng), KB Securities 1.829 tỷ đồng, KIS phát sinh 1.827 tỷ đồng, PHS phát sinh 3.207 tỷ đồng.

Ngân hàng MSB đã cho các các công ty chứng khoán vay 6.088 tỷ đồng chủ yếu tài trợ cho KB Securities và MSB. Ngân hàng VPBank với 5.135 tỷ đồng phát sinh với KB Securities, MBS, TCBS và ACBS. Ngoài ra, các ngân hàng như SHB (tài trợ cho SHS), VIB và TPBank cũng nằm trong danh sách các tổ chức bơm vốn mạnh cho các công ty chứng khoán.

Trong khi đó, theo thống kê của VnEconomy, tính đến 31/3/2021, tổng vay nợ của 20 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường trong đó chiếm phần lớn là vay ngân hàng 92.619 tỷ đồng tăng 27,2% so với con số vay đầu năm 2021. Các công ty chứng khoán có tốc độ vay nợ tăng nhanh trong quý 1/2021 như Mirae Asset tăng 54% so với con số đầu năm 2021; VND tăng tới 76%; VNS tăng tới 193%; VCSC tăng tới 26%; BSI tăng tới 189%.

Xét về quy mô vay nợ ngân hàng, dẫn đầu đang là SSI với tổng dư nợ là 24.227 tỷ đồng; tiếp theo là VND với 11.556 tỷ đồng; Mirae Asset với dư nợ 8.829 tỷ đồng; HSC với dư nợ 8.447 tỷ đồng; VPS là 6.834 tỷ đồng…

Bên cạnh vay nợ ngân hàng, trong kỳ, một số công ty chứng khoán đã phát hành trái phiếu lượng lớn như VDSC với khoản phát hành 1.427 tỷ đồng; SHS phát hành 1.100 tỷ đồng; TVSI phát hành 680 tỷ đồng; VCSC phát hành 622 tỷ đồng; Mirae Asset 625 tỷ đồng.

Tình hình vay nợ ngân hàng của 20 công ty chứng khoán (Ảnh: VnEconomy)
Tình hình vay nợ ngân hàng của 20 công ty chứng khoán (Ảnh: VnEconomy)

Về phía chủ nợ, các ngân hàng trong nước vẫn là bên tài trợ vốn chính cho các công ty chứng khoán. Theo thuyết minh chưa đầy đủ của các công ty chứng khoán, hiện, ngân hàng Vietcombank đang dẫn đầu dư nợ cho vay các công ty chứng khoán, tính đến cuối kỳ, ngân hàng Vietcombank cho vay gần 6.000 tỷ đồng, trong đó, một số con nợ lớn của ngân hàng Vietcombank như SSI vay 4.321 tỷ đồng; KBSV, ACBS…

Techcombank đứng thứ 2, hiện đang cho vay gần 5.500 tỷ đồng trong đó khách hàng chủ yếu cũng là SSI. BIDV với 3.726 tỷ đồng; Vpbank cho vay 1.035 tỷ đồng; TpBank 1.420 tỷ đồng...

Dư nợ cho vay công ty chứng khoán của các ngân hàng quý 1/2021 (Ảnh: VnEconomy)
Dư nợ cho vay công ty chứng khoán của các ngân hàng quý 1/2021 (Ảnh: VnEconomy)

Về phía các tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, Wooribank, CTBC, Indovinabank, Shinhan Việt Nam là những tổ chức đã tài trợ vốn lớn cho các công ty chứng khoán trong năm ngoái. Wooribank cho vay hơn 2.814 tỷ đồng bao gồm KIS, MBS, ACBS, KB Securities. Indovinabank cho các công ty chứng khoán như MBS, KB Securities, TCBS vay.

Quốc Thịnh (TH)
Theo VnMedia.vn Copy
Nguyên nhân ‘bữa tiệc’ SPAC sớm tàn ở Phố Wall

Nguyên nhân ‘bữa tiệc’ SPAC sớm tàn ở Phố Wall

Từ năm 2020, SPAC - Công ty mua lại có mục đích đặc biệt trở thành một hiện tượng lớn ở Phố Wall. Tưởng chừng sẽ kéo dài nhưng “bữa tiệc” SPAC ở Phố Wall bất ngờ nguội nhanh chóng những ngày gần đây.
Điểm mặt những đồng tiền ảo tăng 'khủng' nhất từ đầu năm 2021

Điểm mặt những đồng tiền ảo tăng 'khủng' nhất từ đầu năm 2021

Nối tiếp đà tăng của năm vừa qua, thị trường tiền ảo năm 2021 tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ khi các đồng tiền như Bitcoin, Ether, Dogecoin... liên tiếp lập kỷ lục về giá. Điểm mặt những đồng tiền ảo tăng 'khủng' nhất từ đầu năm 2021.
‘Cơn sốt’ SPAC đang dần giảm nhiệt ở Phố Wall?

‘Cơn sốt’ SPAC đang dần giảm nhiệt ở Phố Wall?

Theo Bloomberg, giới tỷ phú ở châu Á mới nhảy vào lĩnh vực SPAC nhưng “cơn sốt” SPAC dường như đã bắt đầu hạ nhiệt ở Phố Wall.
Ô nhiễm không khí: Cái giá của sự tăng trưởng?

Ô nhiễm không khí: Cái giá của sự tăng trưởng?

Theo hãng công nghệ chất lượng không khí IQAir của Thụy Sỹ, trong xếp hạng thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới năm 2020, có 148 thành phố dẫn đầu đều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
TP. Hà Nội ưu tiên xây dựng tuyến Vành đai 4 ‘huyết mạch’

TP. Hà Nội ưu tiên xây dựng tuyến Vành đai 4 ‘huyết mạch’

Lãnh đạo thành phố Hà Nội đề nghị cần xác định việc xây dựng tuyến đường vành đai 4 là quan trọng để có thể kết nối với các tỉnh, thành phố nhằm tạo đà phát triển kinh tế - xã hội cao nhất.
Áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Áp thuế chống bán phá giá nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc

Bộ Công Thương mới đây vừa có quyết định về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp