Sau khi Indonesia và Ấn Độ lần lượt ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với hai mặt hàng chủ chốt là dầu cọ và lúa mì, Mỹ cùng châu Âu đã nhất trí hợp tác với nhau cải thiện chuỗi cung ứng lương thực.
Sau khi Indonesia và Ấn Độ lần lượt ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với hai mặt hàng chủ chốt là dầu cọ và lúa mì, Mỹ cùng châu Âu đã nhất trí hợp tác với nhau cải thiện chuỗi cung ứng lương thực.
Giám đốc Thương mại EU cho biết, Mỹ và cơ quan này đang tìm cách cải thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sau một loạt lệnh cấm xuất khẩu của nhiều quốc gia nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa.
Ngoại trưởng của các nước thuộc nhóm G7 cuối tuần qua cảnh báo rằng, chiến dịch quân sự tại Ukraine đang làm gia tăng nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực quy mô toàn cầu. Nguyên nhân là do Ukraine đã không thể xuất khẩu ngũ cốc, phân bón cũng như dầu thực vật và cuộc xung đột đã, đang phá hủy trầm trọng các khu đất canh tác và trồng trọt.
Điều này làm gia tăng sự phụ thuộc vào các quốc gia khác như Indonesia và Ấn Độ. Tuy nhiên, hai quốc gia nêu trên vì lo ngại về nguồn cung nội địa nên gần đây, đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với dầu cọ (Indonesia) và lúa mì (Ấn Độ).
Xem thêm: Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia đẩy căng thẳng leo thang
Valdis Dombrovskis - Giám đốc thương mại của EU cho hay: “Chúng tôi nhất trí với Mỹ sẽ hợp tác và phối hợp nhiều phương pháp để tiếp cận và giải quyết vấn đề lương thực toàn cầu. Động thái này như một phản ứng trước hành động Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực cũng như khiến giá cả hàng hóa leo thang”.
Ông nói thêm, các biện pháp như lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia và cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ đã “làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn”.
Dombrovskis giải thích, hạn chế xuất khẩu sẽ kéo giá cả hàng hóa tăng cao và từ đó, chi phí lương thực cũng tăng theo. Đối với EU, đây là vấn đề về khả năng chi trả lương thực.
Xem thêm: Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì