Một cú “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ xuất hiện hiếm như sao chổi Halley bở ít khi nào Fed tăng lãi suất mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái, hay gọi cách khác là “hạ cánh cứng”. Tuy nhiên, lần này, có vẻ Fed sẽ thực hiện điều không thể đó.
Một cú “hạ cánh mềm” của nền kinh tế Mỹ xuất hiện hiếm như sao chổi Halley bở ít khi nào Fed tăng lãi suất mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái, hay gọi cách khác là “hạ cánh cứng”. Tuy nhiên, lần này, có vẻ Fed sẽ thực hiện điều không thể đó.
Giai đoạn hiện tại là một giai đoạn rất khó khăn đối với nền kinh tế số một thế giới, đặc biệt khi xét theo góc độ kinh tế học.
Hoạt động kinh tế sụt giảm được phản ánh qua dữ liệu về GDP; thế nhưng, vẫn còn nhiều bằng chứng mạnh mẽ khác chứng minh rằng kinh tế Mỹ không hề suy thoái.
Cụ thể, thị trường lao động của Mỹ đã tạo ra 2,74 triệu việc làm trong nửa đầu năm nay. Mùa báo cáo tài chính quý II/2022 cho thấy không ít doanh nghiệp như Starbucks và Uber vẫn kinh doanh tích cực cho dù tỷ lệ lạm phát leo thang. Lĩnh vực du lịch chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về cầu, với tỷ lệ lấp phòng của hệ thống khách sạn Marriott International tiệm cận ngưỡng trước đại dịch.
Hơn nữa, nếu bạn có một chuyến bay nội địa Mỹ trong thời gian gần đây, bạn hoàn toàn có thể nhận thấy chuyến bay nào cũng chật kín chỗ và các sân bay luôn trong tình trạng đông đúc.
Do đó, nếu đây được nhận định là một cuộc suy thoái, ắt hẳn phải rất kỳ lạ.
Tuy nhiên, suy thoái cũng có nhiều “hình dạng”. Điển hình, nếu xét về GDP, cuộc khủng hoảng bong bóng dot-com năm 2001 khó có thể coi là một cuộc suy thoái. Thế nhưng, sức ảnh hưởng của sự kiện này được cảm nhận rõ nhất qua sự giảm điểm của thị trường chứng khoán.
Sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 2009, được gọi là cuộc Đại suy thoái vì mức độ ảnh hưởng sâu rộng và kéo dài của chúng với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 10%, thị trường nhà đất sụp đổ và tỷ lệ phá sản cá nhân gia tăng.
GDP của nước Mỹ giảm gần 1/3 khi đương đầu với đại dịch Covid-19 trong khi tỷ lệ thất nghiệp tiệm cận ngưỡng 15%. Thế nhưng, may mắn thay, nền kinh tế Mỹ đã nhanh chóng hồi phục nhờ vào các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ chưa từng có tiền lệ.
Vì vậy, nguyên do mà nhiều người tranh luận kinh tế Mỹ có rơi vào suy thoái hay không trong thời gian gần đây đều xuất phát từ nỗi ám ảnh về hai giai đoạn suy thoái gần đây nhất. Họ lo sợ rằng một cuộc suy thoái với cấp độ tương tự đang ập tới.
Xem thêm: Chứng khoán Mỹ bật tăng phiên cuối tuần
Đã có rất nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội về định nghĩa của suy thoái và khi nào nó chính thức bắt đầu.
Theo khía cạnh kỹ thuật, suy thoái được thể hiện qua việc hai quý liên tiếp, GDP Mỹ đều ghi nhận tăng trưởng âm. Nhưng, quyết định suy thoái hay không sẽ phụ thuộc vào Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) với một sự đánh giá toàn diện hơn.
Đáng chú ý, thị trường lao động chính là nguồn cơn gây tranh cãi suốt thời gian qua khi tỷ lệ thất nghiệp là 3,5%, tương đương với thời điểm năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát.
Mặc dù số lượng việc làm mở mới giảm từ đỉnh 11,9 triệu đơn vị trong tháng 3 xuống dưới 11 triệu đơn vị thời gian gần đây nhưng con số này vẫn ở mốc cao so với giá trị thống kê trung bình từ năm 1999.
Ngoài ra, chỉ số đo lường tăng trưởng của Viện Quản lý Cung ứng trong lĩnh vực dịch vụ bất ngờ tăng lên mức cao nhất trong ba tháng vào tháng 7 qua nhờ hoạt động kinh doanh và đơn đặt hàng ổn định hơn.
Không những thế, thị trường tài chính hiện đang điều chỉnh hướng đi để nhắm tới mục tiêu “hạ cánh mềm”. Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 13% so với mức thấp nhất trong năm nay vào phiên 16/6. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD cũng đang trong xu hướng giảm.
Tất cả điều trên đều cho thấy rằng, triển vọng kinh tế đối với nền kinh tế đã tích cực hơn nhiều so với thời gian trước đó.
Những bài học từng được đúc rút trong quá khứ dường như không phát huy nhiều tác dụng ở thời điểm hiện tại nếu như nhìn vào những gì đã xảy ra trong hai năm gần đây. Không ai có thể ngờ tới nền kinh tế số một thế giới đột ngột khiến 17 triệu người mất việc làm và GDP giảm mạnh, 31% so với năm trước đó.
Thế nhưng, nền kinh tế Mỹ lại bất ngờ tăng vọt sau khi Chính phủ nước này tung ra hàng loạt gói cứu trợ trị giá hàng nghìn tỷ USD, nhắm trực tiếp tới túi tiền hàng triệu người dân.
Có thể, đã đến lúc chúng ta cần phải tìm ra một hướng đi hoàn toàn mới để miêu tả rõ nhất những gì đang diễn ra ở thời điểm hiện tại.
Xem thêm: CPI Mỹ tăng ít hơn dự kiến, giảm gánh nặng lên vai Fed