Mua lại công ty (Acquisition) là gì? Hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty

Thứ năm, 27/05/2021 | 16:13 Theo dõi CFĐT trên

Cùng Cafedautu,vn tìm hiểu khái niệm Mua lại công ty (Acquisition) là gì? Hoạt động mua bán và sáp nhập các công ty hiện nay.

Mua lại công ty (Acquisition) là việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác
Mua lại công ty (Acquisition) là việc doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác

Mua lại công ty (Acquisition) là gì?

“Mua lại công ty” là một hoạt động mua bán và sáp nhập phổ biến hiện nay, xảy ra khi một công ty mua lại phần lớn hoặc tất cả cổ phần của công ty khác và giành được quyền kiểm soát công ty đó.

Việc mua hơn 50% cổ phần của công ty mục tiêu và các tài sản khác cho phép bên mua đưa ra quyết định về các tài sản mới mua mà không cần sự chấp thuận ở các cổ đông khác của công ty. Hoạt động mua lại rất phổ biến trong kinh doanh, có thể xảy ra với sự chấp thuận của công ty mục tiêu hoặc bất chấp sự từ chối của công ty đó.

Đặc điểm của giao dịch mua lại công ty

Việc mua lại các công ty lớn, nổi tiếng là những giao dịch quan trọng được thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên thực tế, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra thường xuyên hơn giữa các công ty có quy mô vừa và nhỏ hơn hoặc giữa các công ty lớn.

Các công ty mua lại các công ty khác vì nhiều lý do khác nhau. Họ có thể tìm kiếm lợi thế về quy mô, đa dạng hóa, thị phần lớn hơn, tăng sức mạnh tổng hợp, giảm chi phí hoặc các dịch vụ mới.

=> Xem thêm: Quyền chọn mua (Call option) là gì? Vai trò của quyền chọn mua đối với nhà đầu tư

Mục đích của giao dịch mua lại công ty

mua-ban

- Thâm nhập thị trường nhanh chóng

Nếu một công ty muốn mở rộng hoạt động của mình sang một quốc gia khác thì việc mua một công ty hiện có ở quốc gia đó có thể là cách làm dễ dàng nhất để thâm nhập thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp được mua sẽ có nhân sự riêng, tên thương hiệu và các tài sản khác, điều này có thể giúp đảm bảo rằng công ty mua lại sẽ bắt đầu ở một thị trường mới với một cơ sở vững chắc.

- Tăng trưởng kinh tế

Có lẽ một vấn đề lớn mà các công ty hay gặp phải là trở ngại vật chất, cạn kiệt nguồn lực. Nếu một công ty gặp những trở ngại trên thì việc mua lại một công ty khác thường tốt hơn là mở rộng hoạt động của mình. Một công ty như vậy có thể tìm kiếm các công ty trẻ có triển vọng để mua lại và kết hợp vào doanh thu của mình như một cách mới để tối đa hóa lợi nhuận.

- Giảm công suất dư thừa và giảm cạnh tranh

Nếu có quá nhiều cạnh tranh hoặc nguồn cung, các công ty có thể tìm đến việc mua lại để giảm công suất dư thừa, loại bỏ sự cạnh tranh và tập trung vào những nhà cung cấp có năng suất cao nhất.

- Đạt được công nghệ mới

Đôi khi, việc một công ty mua một công ty khác đã triển khai thành công một công nghệ mới có thể tiết kiệm chi phí hơn là dành thời gian và tiền bạc để tự phát triển công nghệ mới. Cán bộ của các công ty có nghĩa vụ được ủy thác để thực hiện thẩm định kỹ lưỡng các công ty mục tiêu trước khi thực hiện bất kỳ thương vụ mua lại nào.

=> Xem thêm: Giao dịch nội gián (Insider Trading) là gì? Giao dịch nội gián bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?

Một số kiểu mua lại công ty

Trước khi thực hiện mua lại, một công ty bắt buộc phải đánh giá xem công ty mục tiêu có phù hợp hay không?
Trước khi thực hiện mua lại, một công ty bắt buộc phải đánh giá xem công ty mục tiêu có phù hợp hay không?

- Mua lại thân thiện (Friendly Takeover)

Xảy ra khi công ty mục tiêu đồng ý được mua lại, hội đồng quản trị phê duyệt đồng ý cho việc mua lại. Các thương vụ mua lại thân thiện thường hướng tới lợi ích chung của các công ty mua lại và công ty mục tiêu. Cả hai công ty đều phát triển các chiến lược để đảm bảo rằng công ty mua lại mua các tài sản thích hợp, đồng thời họ xem xét các báo cáo tài chính và các định giá khác cho bất kỳ nghĩa vụ nào có thể đi kèm với tài sản. Khi cả hai bên đồng ý với các điều khoản và đáp ứng bất kỳ quy định pháp lý nào, giao dịch mua sẽ được tiến hành.

- Mua lại không thân thiện (Hostile Takeover)

Thường được gọi là "tiếp quản thù địch", xảy ra khi công ty mục tiêu không đồng ý với việc mua lại. Các vụ mua lại thù địch không có cùng thỏa thuận từ công ty mục tiêu. Do đó, công ty mua lại phải tích cực thâu tóm cổ phần lớn của công ty mục tiêu để giành được quyền kiểm soát.

Những lưu ý khi mua lại công ty

Trước khi thực hiện mua lại, một công ty bắt buộc phải đánh giá xem công ty mục tiêu của mình có phải là một ứng cử viên sáng giá hay không. Giá có phù hợp hay không?

Các chỉ số mà nhà đầu tư sử dụng để đánh giá một ứng cử viên mua lại khác nhau tùy theo ngành. Khi việc mua lại không thành công, thường là do giá chào bán cho công ty mục tiêu qua cao.

Kiểm tra khối lượng nợ. Một công ty mục tiêu có ý định chào bán nhưng vẫn còn mức nợ phải trả quá cao thì đây là một lời cảnh báo về những vấn đề tiềm ẩn phía trước khi mua lại công ty này. Chú ý những kiện tụng không đáng có do những rắc rối liên quan đến quyền lợi kinh doanh. Xem xét kỹ lưỡng các khoản tài chính. Một công ty mục tiêu đáng mua lại sẽ có báo cáo tài chính rõ ràng, được tổ chức vận hành tốt. Điều này, giúp bên mua thực hiện thẩm định một cách suôn sẻ. 

Những năm 1990 việc mua lại công ty diễn ra một cách điên cuồng. Tại các doanh nghiệp Mỹ, khoảng thời gian này là thập kỷ của bong bóng internet. Đặc biệt, một loạt các thương vụ mua lại trị giá hàng tỷ đô la chưa từng thấy ở Phố Wall kể từ sau những vụ nổ trái phiếu rầm rộ của những năm 1980. Từ vụ mua lại Broadcast.com trị giá 5,7 tỷ đô la năm 1999 của Yahoo. Nếu một công ty mua hơn 50% cổ phần của một công ty mục tiêu, thì công ty đó sẽ giành được quyền kiểm soát công ty đó một cách hiệu quả.

=> Xem thêm: Một doanh nghiệp bị phạt 450 triệu do không đăng ký giao dịch và niêm yết chứng khoán

Lệ Quyên
Theo VnMedia.vn Copy
Cán cân thương mại (BOT) là gì? Thâm hụt cán cân thương mại có nguy hiểm không?

Cán cân thương mại (BOT) là gì? Thâm hụt cán cân thương mại có nguy hiểm không?

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Cán cân thương mại (BOT) là gì? Thâm hụt cán cân thương mại có nguy hiểm không? Bản chất và công thức tính cán cân thương mại.
Hàng bền (Durables) là gì? Những mặt hàng nào là hàng bền?

Hàng bền (Durables) là gì? Những mặt hàng nào là hàng bền?

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Hàng bền (Durables) là gì? Những mặt hàng nào là hàng bền?
Quyền chọn mua (Call option) là gì? Vai trò của quyền chọn mua đối với nhà đầu tư

Quyền chọn mua (Call option) là gì? Vai trò của quyền chọn mua đối với nhà đầu tư

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Quyền chọn mua là gì? Bản chất và vai trò của quyền chọn mua đối với nhà đầu tư.
Lợi nhuận vốn (ROE) là gì? Cách tính lợi nhuận vốn nhanh nhất

Lợi nhuận vốn (ROE) là gì? Cách tính lợi nhuận vốn nhanh nhất

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Lợi nhuận vốn (ROE) là gì? Cách tính lợi nhuận vốn nhanh nhất cho doanh nghiệp.
Giới siêu giàu đang ồ ạt đổ tiền về quốc gia Đông Nam Á này vì được coi là ‘thiên đường an toàn nhất thế giới’

Giới siêu giàu đang ồ ạt đổ tiền về quốc gia Đông Nam Á này vì được coi là ‘thiên đường an toàn nhất thế giới’

Một lượng lớn tiền mặt đang đổ về Singapore nhanh hơn bao giờ hết. Các văn phòng gia đình, doanh số bán siêu xe Bentley và giá bất động sản đều đang bùng nổ ở quốc gia này.
Câu chuyện phá sản rồi lại hồi sinh mạnh mẽ của hãng cho thuê xe Hertz

Câu chuyện phá sản rồi lại hồi sinh mạnh mẽ của hãng cho thuê xe Hertz

Hertz - “Gã khổng lồ” cho thuê xe hơn 100 năm tuổi từng phá sản và cổ phiếu bị coi như mớ giấy lộn giờ đây hồi sinh mạnh mẽ và mang lại “trái ngọt” cho những nhà đầu tư vững niềm tin.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp