Lý thuyết định giá quyền chọn (tiếng Anh: Option Pricing Theory) là việc sử dụng các biến số (giá cổ phiếu, giá thực hiện, độ biến động của tài sản cơ sở, lãi suất, thời gian hết hạn) để định giá theo lý thuyết một hợp đồng quyền chọn.
Lý thuyết định giá quyền chọn (tiếng Anh: Option Pricing Theory) là việc sử dụng các biến số (giá cổ phiếu, giá thực hiện, độ biến động của tài sản cơ sở, lãi suất, thời gian hết hạn) để định giá theo lý thuyết một hợp đồng quyền chọn.
Lý thuyết định giá quyền chọn trong tiếng Anh là Option Pricing Theory. Lý thuyết giá quyền chọn là việc sử dụng các biến số (giá cổ phiếu, giá thực hiện, độ biến động của tài sản cơ sở, lãi suất, thời gian hết hạn) để định giá theo lý thuyết một hợp đồng quyền chọn.
Về cơ bản, lý thuyết này ước tính giá trị hợp lý của một quyền chọn mà các nhà giao dịch kết hợp với các chiến lược của họ để tối đa hóa lợi nhuận. Một số mô hình thường được sử dụng để định giá quyền chọn là Black-Scholes, mô hình nhị thức và mô hình Monte-Carlo.
Những lý thuyết này có khoảng sai số lớn do định giá chúng dựa trên các tài sản khác, thường là giá của cổ phiếu phổ thông của công ty.
Mục tiêu chính của lý thuyết định giá quyền chọn là tính xác suất để một quyền chọn sẽ được thực hiện hoặc trong trạng thái có lãi (ITM) khi chứng quyền hết hạn.
Giá tài sản cơ sở (giá cổ phiếu), giá thực hiện, độ biến động của tài sản cơ sở, lãi suất và thời gian còn lại đến khi hết hạn (số ngày giữa ngày định giá và ngày thực hiện quyền chọn) là các biến thường được sử dụng được đưa vào mô hình toán học để tính giá trị hợp lý về mặt lý thuyết.
Thời gian còn lại càng lâu thì ITM sẽ càng lớn. Tương tự, tài sản cơ sở càng biến động thì ITM càng lớn. Lãi suất càng cao thì giá quyền chọn sẽ càng cao.
Quyền chọn có thể giao dịch trên thị trường thì yêu cầu các phương pháp định giá khác nhau so với các quyền chọn không giao dịch trên thị trường. Giá giao dịch của quyền chọn được xác định trong thị trường mở như tất cả các loại tài sản, giá có thể khác với giá lí thuyết. Tuy nhiên, giá lý thuyết cho phép các nhà giao dịch đánh giá khả năng thu lợi nhuận từ giao dịch các quyền chọn đó.
Năm 1973, Fischer Black và Myron Scholes công bố mô hình định giá quyền chọn, đánh dấu sự phát triển của thị trường quyền chọn hiện đại. Tuy nhiên, đây không phải là mô hình duy nhất. Mô hình định giá quyền chọn nhị thức Cox, Ross và Rubinstein và mô hình Monte-Carlo cũng được sử dụng rộng rãi.
=> Xem thêm: Năm 2021 nên mua cổ phiếu nào tiềm năng năng để đầu tư dài hạn?
Trong số nhiều mô hình định giá quyền chọn, mô hình Black-Scholes và mô hình định giá quyền chọn nhị thức là phổ biến nhất.
Mô hình Black Scholes còn được gọi là mô hình Black-Scholes-Merton là mô hình biến đổi giá theo thời gian của các công cụ tài chính (ví dụ cổ phiếu) được sử dụng để xác định giá quyền chọn mua kiểu châu Âu.
=> Xem thêm: Những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM
Mô hình định giá quyền chọn nhị thức (Binomial) là một phương pháp định giá quyền chọn được phát triển từ năm 1979. Mô hình này sử dụng những qui trình lặp tại các thời điểm trong giai đoạn từ ngày định giá đến ngày đáo hạn.
Trong mô hình định giá quyền chọn nhị thức, người ta cho rằng giá trị của tài sản cơ sở sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị hiện tại của nó. Mặt khác, mô hình tam thức kết hợp giá trị thứ ba, giá trị này không thay đổi trong một khoảng thời gian.
Mô hình định giá quyền chọn tam thức (Trinomial) được đề xuất bởi Phenson Boyle vào năm 1986. Mô hình này được coi là chính xác hơn mô hình nhị thức và sẽ tính toán ra các kết quả tương tự nhưng với ít bước hơn. Tuy nhiên, mô hình không phổ biến như các các mô hình khác.
Đối với các quyền chọn lai hoặc quyền chọn có các đặc tính khiến nó phức tạp hơn các quyền chọn thông thường (ví dụ như quyền chọn mua và quyền chọn bán), mô hình tam thức đôi khi ổn định và chính xác hơn.
=> Xem thêm: Kinh tế kế hoạch hóa tập trung là gì? Bản chất và vai trò