TS Khuất Việt Hùng cho rằng, cần chuyển tuyến xe khách cố định thành xe buýt liên tỉnh vận tải công cộng để tạo lập được những chính sách ưu đãi cho loại hình vận tải này nhằm khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng, giảm tải xe cá nhân và giảm TNGT...
Trước vấn nạn “Xe dù, bến cóc” mà một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do vấn đề quy hoạch điểm dừng đỗ không hợp lý, không thuận tiện, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, về luật đã có tương đối đầy đủ. Theo đó, Nghị định 10 và Nghị định 86 quy định rất rõ vấn đề bố trí điểm đón trả phù hợp.
Theo ông Khuất Việt Hùng, hiện nay có một cơ hội là các địa phương đang làm quy hoạch và cần phải quy hoạch cả các bến xe, quy hoạch các điểm đón trả khách cho các tuyến cố định… Tuy nhiên, “có điều hết sức đáng tiếc” là trong Luật Quy hoạch đã bỏ mất cả các tuyến vận tải hành khách công cộng, tuyến xe buýt và cả tuyến xe khách liên tỉnh.
Lấy ví dụ về việc chuyển bến xe khách Miền Đông, Phó Chủ tịch UBATGT Quốc gia cho rằng, có người nói Bến xe miền Đông bất cập nhưng ông cho rằng không bất cập.
“Bến xe miền Đông mới sẽ phục vụ nhu cầu tương lai của không gian đó. Nhưng sau khi có Bến xe miền Đông mới, không có nghĩa chúng ta triệt tiêu hoàn toàn điều kiện hạ tầng kết nối vận tải liên tỉnh của khu vực mà hàng triệu dân đang sinh sống trước đây, được phục vụ bởi Bến xe miền Đông cũ. Chúng ta vẫn phải tổ chức làm sao nhu cầu người dân trong không gian ấy được phục vụ, đừng bắt người ta tất cả phải đi sang Bến xe miền Đông mới. Bến xe miền Đông mới rất cần thiết cho không gian mới của TP.HCM nhưng yêu cầu toàn bộ nhân dân trong không gian cũ ra đấy thì không phù hợp.” – ông Khuất Việt Hùng phân tích.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBATGT Quốc gia hay, đối với việc Bộ GTVT và Bộ Công an đang tiếp tục hoàn thiện luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, thì đề xuất chuyển tuyến xe khách cố định thành xe buýt liên tỉnh là một đề xuất phù hợp.
“Tôi thấy đề xuất phù hợp là tuyến xe khách cố định phải chuyển thành xe buýt liên tỉnh, đó chính là vận tải công cộng. Chúng ta khuyến khích người dân đi xe công cộng cho cự ly dài thì mới giảm được xe máy, giảm đi xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.” – ông Khuất Việt Hùng nó.
Theo ông Hùng, khi xe khách chuyển thành xe buýt thì mới tạo lập được những chính sách ưu đãi cho loại hình vận tải công công đó để khuyến khích người dân đi lại.
“Xe khách liên tỉnh hay xe tuyến cố định phải hấp dẫn hơn, rẻ hơn, thuận lợi hơn thì dân mới đi. Đó là giải pháp căn cơ về mặt pháp luật để tạo thuận lợi nhất cho dân đi lại bằng vận tải công cộng thì sẽ giảm được ùn tắc.” – Phó Chủ tịch UBATGT Quốc gia nhấn mạnh.
Về thực thi pháp luật, ông Khuất Việt Hùng đề xuất, nên chỉ đạo và phân quyền cho các Sở GTVT làm tốt công tác khai tác thiết bị, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, để các Sở có thể quản lý từng xe tuyến nào, đến đâu.
“Ví dụ, đi từ Thanh Hóa đến Hà Nội có đúng tuyến không, dừng đỗ đón trả khách đúng vị trí không... Sở GTVT Thanh Hóa phải chịu trách nhiệm nếu họ cấp giấy phép kinh doanh.” – ông Hùng lấy ví dụ.
Phó Chủ tịch UBATGT Quốc gia cũng đề nghị tăng cường lực lượng thanh tra giao thông, phối hợp với lực lượng công an địa phương đi kiểm tra doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh vận tải việc thực hiện giám sát phương tiện.
“Nghị định 10 hiện nay và Nghị định 86 trước kia đều có quy định việc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình hoạt động các xe thuộc đơn vị mình, xe lúc nào quá tốc độ, sai hành trình, nhắc nhở lái xe của mình như thế nào... Nếu doanh nghiệp không làm thì thực hiện quy định pháp luật về quản lý điều kiện kinh doanh, có thể thu giấy phép. Các địa phương nên làm như thế và làm mạnh trong dịp Tết sắp tới thì sẽ giải quyết được, ít nhất là trước mắt.” – Ông Khuất Việt Hùng nêu rõ.
Theo ông Hùng, CSGT chỉ có thể kiểm soát trên đường, vì vậy, lực lượng tại chỗ, cảnh sát trật tự, công an phường, xã, thanh tra giao thông phải làm mạnh việc kiểm tra thực hiện quy định pháp luật của các đơn vị kinh doanh vận tải.
Theo các nhà đầu tư, lạm phát đình trệ là rủi ro chính đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023; do đó, hy vọng về sự phục hồi trên thị trường là quá sớm sau đợt bán tháo khốc liệt trong năm nay.
Tại phiên họp thứ 17, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…
Trong phiên giao dịch sáng nay, 29/11, giá vàng trong nước tiếp tục được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm từ 50 tới 150 ngàn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào - bán ra.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.