Theo các nhà đầu tư, lạm phát đình trệ là rủi ro chính đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023; do đó, hy vọng về sự phục hồi trên thị trường là quá sớm sau đợt bán tháo khốc liệt trong năm nay.
Theo các nhà đầu tư, lạm phát đình trệ là rủi ro chính đối với nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023; do đó, hy vọng về sự phục hồi trên thị trường là quá sớm sau đợt bán tháo khốc liệt trong năm nay.
Gần một nửa trong số 388 nhà đầu tư tham gia khảo sát nói rằng kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất trong năm sau là tăng trưởng tiếp tục chậm lại trong khi vấn đề lạm phát vẫn đeo bám nền kinh tế thế giới.
Hoặc kịch bản thứ hai là suy thoái ập đến, giúp lạm phát suy giảm, và viễn cảnh khó xảy ra nhất chính là nền kinh tế phục hồi với lạm phát duy trì ở ngưỡng cao.
Trong năm nay, chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, lạm phát tăng vọt và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đã khiến cổ phiếu rơi vào tình trạng hỗn loạn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Khi đánh giá triển vọng u ám này cùng thực tế thị trường chứng khoán đã phục hồi trong quý IV, hơn 60% người tham gia khảo sát nói rằng các nhà đầu tư trên toàn cầu vẫn đang quá lạc quan về giá của các tài sản rủi ro.
Xem thêm: Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta: Sẽ suy thoái nếu Fed nâng lãi suất tới khi lạm phát ở mức 2%
“2023 sẽ tiếp tục là một năm đầy khó khăn. Triển vọng cho năm tới sẽ là lạm phát đình trệ”, bà Nicole Kornitzer, nhà quản lý danh mục của công ty quản lý tài sản Kornitzer Capital Management có quy mô 6 tỷ USD, dự đoán.
Khoảng 60% người tham gia khảo sát dự kiến đồng USD sẽ suy yếu hơn sau một tháng nữa. Ngược lại, tháng trước, gần một nửa người trả lời tin rằng USD sẽ tăng giá nhờ cuộc họp tháng 11 của Fed.
Sức mạnh của đồng bạc xanh đã ảnh hưởng tiêu cực đến không ít loại tài sản trong năm nay, bao gồm những đồng tiền khác như Euro và chứng khoán của các thị trường mới nổi. Sự suy yếu của USD có thể tạo ra một số cơ hội cho năm 2023.
Bà Kornitzer nói tiếp: “Đồng USD có lẽ sẽ suy yếu trong suốt năm 2023. Mức giảm có thể không lớn nhưng dẫu sao xu hướng chung vẫn sẽ là đi xuống. Các chất xúc tác chính dẫn tới đà giảm của USD sẽ là suy thoái ở Mỹ và định hướng lãi suất của Fed”.
Xem thêm: Quan điểm đối nghịch về lạm phát tại Mỹ vẫn tiếp diễn