Chỉ vài tháng sau khi tiết lộ số cổ phần khổng lồ ở hãng chip Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC), Berkshire Hathaway Inc. của Warren Buffett đã báo cáo bán phá giá gần như toàn bộ số cổ phần đó.
Chỉ vài tháng sau khi tiết lộ số cổ phần khổng lồ ở hãng chip Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC), Berkshire Hathaway Inc. của Warren Buffett đã báo cáo bán phá giá gần như toàn bộ số cổ phần đó.
Berkshire đã nắm giữ 60,06 triệu cổ phiếu TSMC tại Mỹ hồi cuối tháng 9/2022 với trị giá lên tới 4,12 tỷ USD vào thời điểm đó. Đến cuối năm 2022, số cổ phiếu đó giảm xuống còn 8,3 triệu.
Tập đoàn của tỷ phú Warren Buffett chưa tiết lộ mức giá mà họ được trả cho lượng cổ phiếu này. Nhưng nhìn vào biểu đồ giá của TSMC, nhà đầu tư có thể thấy thời điểm Berkshire bán ra thực sự không hợp lý khi cổ phiếu của TSMC đã tăng phi mã 29%, lên mức cao nhất trong 10 tháng vào đầu tuần này trước khi tin bán tháo của Berkshire khiến cổ phiếu quay đầu giảm trở lại.
Vì vậy, ở mức giá hiện tại, thay vì nắm giữ 5,8 tỷ USD cổ phiếu của TSMC, Berkshire chỉ còn khoảng 765 triệu USD.
Động thái bán ra của Berkshire Hathaway cho thấy ngay cả người được coi là bậc thầy đầu tư chứng khoán cũng không tránh khỏi những bất ổn về kinh tế vĩ mô. Thật khó để chỉ trích hay phàn nàn về động thái của bị tỷ phú này bởi cổ phiếu TSMC niêm yết tại Mỹ đã giảm 16% trong quý III/2022 và chỉ tăng 8,7% trong quý tiếp theo.
Vào thời điểm đó, lãi suất đang tăng lên, triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy khả quan và khách hàng lớn nhất của TSMC là Apple Inc. đang phải vật lộn với các vấn đề về nguồn cung sau khi dịch Covid-19 bùng phát tại các nhà máy ở Trung Quốc.
Xem thêm: 6 mã cổ phiếu Warren Buffett bán ra trong năm 2022
Và trong nhiều năm qua, các nhà quản lý danh mục đã nhận ra rằng cổ phiếu ngành bán dẫn có xu hướng tăng hoặc giảm cùng chiều với chu kỳ kinh tế. Nếu một cuộc suy thoái toàn cầu sắp xảy ra, cổ phiếu bán dẫn khó trụ vững.
Thay vì nắm giữ TSMC, Berkshire đã chọn từ bỏ và duy trì vị thế của mình ở Apple, tăng cổ phần lên 333.856 cổ phiếu. Apple vẫn là khoản đặt cược lớn nhất của Berkshire, với giá trị nắm giữ hiện tại hơn 137 tỷ USD. Đó không phải nước đi sai lầm, bởi giá cổ phiếu của Apple đã tăng 18% trong năm qua.
Nhưng giờ đây, Buffett và Phó Chủ tịch Charlie Munger đang phải đối mặt với cùng một quyết định khó khăn mà mọi nhà đầu tư khác, đó là: Cả hai có nên rót vốn vào nhà cung ứng công nghệ quan trọng nhất thế giới (TSMC) hay tiếp tục đầu tư vào khách hàng chính của nhà cung ứng đó (Apple)?
Đầu tháng này, Apple đã công bố mức sụt giảm doanh thu kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong 7 năm qua. Tuy nhiên, CEO Tim Cook nói với các nhà đầu tư rằng, những khó khăn trong chuỗi cung ứng đã lắng xuống và dự đoán người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi tiền mau iPhone ngay cả khi tình hình kinh tế trở nên khó đoán.
Hai tuần trước đó, TSMC dự báo rằng công ty có thể sẽ ghi nhận đợt giảm doanh thu đầu tiên sau 4 năm nhưng quy mô nghiêm trọng hơn so với dự đoán của giới phân tích. Tuy nhiên, giống như Apple, họ cũng vẽ ra một bức tranh khá tươi sáng.
TSMC cho biết kết quả kinh doanh trong nửa cuối năm nay sẽ mạnh lên và giúp công ty ghi nhận tăng trưởng doanh thu dương trong cả năm 2023. Tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái là một nhiệm vụ khó khăn, vì vậy nhà đầu tư đã cổ vũ cho tuyên bố của TSMC và giúp cổ phiếu công ty lên cao hơn.
Nhưng họ có thể sai và Berkshire đúng.
Với những sản phẩm đắt tiền nhưng hữu ích, Apple vẫn sẽ được người tiêu dùng lựa chọn. Bằng chứng là số liệu bán lẻ mới đây của Mỹ. Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ của nước này đã tăng 3% trong tháng 1 năm nay, cao nhất trong hai năm và vượt xa ước tính 2% của các nhà kinh tế.
Ngược lại, đầu tư tiền vào một ngành công nghiệp theo chu kỳ kinh doanh lên xuống thất thường dựa trên diễn biến kinh tế và tiêu tốn ngân sách vốn khổng lồ có thể là quá rủi ro đối với nhà tiên tri xứ Omaha.
Xem thêm: Cách Warren Buffett kiếm lợi nhuận từ cuộc khủng hoảng năng lượng