Giá năng lượng giảm đã giúp giảm tỷ lệ lạm phát hàng năm ở khu vực đồng Euro vào tháng 11 lần giảm đầu tiên trong một năm rưỡi trở lại đây. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cảnh báo rằng điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa kết thúc.
Giá năng lượng giảm đã giúp giảm tỷ lệ lạm phát hàng năm ở khu vực đồng Euro vào tháng 11 lần giảm đầu tiên trong một năm rưỡi trở lại đây. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cảnh báo rằng điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa kết thúc.
Theo dữ liệu được công bố từ cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU), giá năng lượng và dịch vụ giảm xuống đã giúp lạm phát tại Eurozone giảm nhanh hơn dự báo, xuống còn 10% trong tháng 11, từ mức kỷ lục 10,6% hồi tháng 10.
Sau nhiều tháng tăng vọt từ mức cao này đến mức cao khác, giá năng lượng có dấu hiệu chậm lại do dự trữ khí đốt tự nhiên trên khắp Liên minh châu Âu ở mức cao bất thường.
Theo đó, lạm phát giá năng lượng đã giảm từ 41,5% của tháng 10 xuống còn 34,9%. Điều này giúp bù đắp cho sự tăng nhẹ trong lạm phát thực phẩm, rượu và thuốc lá. Lạm phát dịch vụ cũng giảm nhẹ xuống còn 4,2%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cơ bản, loại trừ lương thực và năng lượng, ổn định ở mức 5%. Và cho dù lạm phát toàn phần được dự báo sẽ giảm nhanh trong năm tới, ECB có thể quan tâm nhiều hơn tới lạm phát lõi.
Bert Colijn, nhà kinh tế của ING, cho biết trong một nghiên cứu: “Liệu đây có phải là đỉnh lạm phát hay không thì chúng ta vẫn phải chờ xem. Một giai đoạn khác của cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dễ dàng đẩy lạm phát tăng trở lại”.
Tại các nền kinh tế lớn nhất châu Âu, lạm phát tại Đức, Tây Ban Nha lần lượt giảm từ 11,6% xuống 11,5% và 7,3% xuống 6,6% trong bối cảnh giá năng lượng sụt giảm.
Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng ở Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của khối tiền tệ, đã tăng 7,1% so với một năm trước đó. Các nước như Baltic, vẫn phụ thuộc nhiều vào khí đốt tự nhiên, tiếp tục ghi nhận là một trong những quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong khối, trong đó đứng đầu là Latvia với 21,7%.
Do đó, sự cách biệt về lạm phát giữa các quốc gia khu vực đồng Euro là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách và dự kiến sẽ dẫn đến các cuộc tranh luận sôi nổi về hướng giải quyết nhằm chế ngự lạm phát.
Xem thêm: Châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong sự sụt giảm kinh tế toàn cầu
Với lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), một số nhà hoạch định chính sách đang cảnh báo rằng còn quá sớm để ngân hàng chậm lại.
Chủ tịch ECB - Christine Lagarde đã cảnh báo trong tuần này rằng, bà không tin rằng lạm phát đã đạt đến đỉnh điểm và nói rõ ràng ràng, ngân hàng sẽ tiếp tục tăng lãi suất như một phần trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát.
Sau nhiều tháng thận trọng, ECB đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cả tháng 10 và tháng 11.
Các nhà phân tích đang tranh luận liệu ECB sẽ tiếp tục với cách tiếp cận tích cực hơn trong những tháng gần đây hay giảm bớt mức tăng, cụ thể là 0,5 điểm phần trăm tại cuộc họp diễn ra ngày 15/12.
Liên minh châu Âu, cùng với Anh, đang phải gánh chịu hai thách thức lớn là lạm phát gia tăng và tăng trưởng chậm lại.
Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine và các biện pháp trừng phạt trả vào Nga, một trong những nước sản xuất ngũ cốc và năng lượng lớn nhất thế giới, đã đẩy giá nhiên liệu, thực phẩm và phân bón toàn cầu tăng vọt. Song song đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng bắt nguồn từ đại dịch và lệnh phong tỏa vì Covid-19 ở Trung Quốc đã làm tăng thêm các vấn đề kinh tế.
Xem thêm: Quan điểm đối nghịch về lạm phát tại Mỹ vẫn tiếp diễn