Dữ liệu cho thấy lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đạt mức cao mới trong 4 thập kỷ do các công ty tiếp tục chuyển chi phí gia tăng sang các hộ gia đình, một dấu hiệu cho thấy giá cả tăng cao và có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) chịu áp lực lớn.
Hôm nay, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 11/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 3.7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ tháng 12/1981; đồng thời đánh dấu lần tăng thứ 15 liên tiếp.
Nguyên nhân chủ yếu khiến CPI tiếp tục leo thang là do giá thực phẩm và năng lượng nhập khẩu tăng.
Bên cạnh đó, CPI lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm tươi sống, tăng tháng thứ 8 liên tiếp với mức tăng 2.8%, cao nhất kể từ năm 1981. Điều này cho thấy giá năng lượng và thực phẩm tươi sống đang tác động khá lớn tới đà tăng lạm phát ở Nhật Bản.
Ngoài ra, giá năng lượng cũng tăng 13.3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá khí đốt và giá điện ở khu vực đô thị đã tăng khá mạnh, tương ứng là 28.9% và 20.1%, và giá dầu hỏa tăng 5.5%, trong khi giá xăng lại giảm 1% nhờ chương trình trợ giá xăng dầu.
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Ba (20/12), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) bất ngờ điều chỉnh biên độ dao động lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm. Đây là động thái mà giới đầu tư coi là không khác gì việc tăng lãi suất.
Cụ thể, BoJ đã tiến hành tăng biên độ dao động đối với lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm từ 25 điểm cơ bản lên 50 điểm cơ bản xung quanh lợi suất mục tiêu 0%.
Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda cho biết sự thay đổi này là phản ứng đối với sự biến dạng của đường cong lợi suất. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vốn đã giảm xuống dưới mức lãi suất ngắn hạn, được xem là điều bất thường.
Mới đây, CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (HNX: APS) đã tiến hành hủy kế hoạch chào bán cổ phiếu trong bối cảnh thị giá APS giảm hơn 75% từ đầu năm.
Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Hòa Bình (UPCoM: HBS) - ông Lê Đình Dương đã hoàn thành giao dịch mua vào 5 triệu cổ phiếu HBS từ phiên 28/11 đến 20/12/2022.
Trong bối cảnh Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) liên tiếp bị bán giải chấp cổ phiếu, một loạt lãnh đạo doanh nghiệp này đăng ký mua vào cổ phiếu PDR.
Sự sụt giảm mạnh trong năm nay của chứng khoán Mỹ đang tác động tích cực đến lợi nhuận của những người bán khống, những người đang trên đà đạt được mức lãi hàng năm đầu tiên kể từ năm 2018, một phần nhờ đặt cược vào cổ phiếu của Tesla, Amazon.com và các cổ phiếu tăng trưởng.
Trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra được 57.653 lượt cơ sở, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 1.403 cơ sở với số tiền gần 24,8 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Thành Nam (HOSE: TNI) dự kiến nhận chuyển nhượng ở hai công ty là CTCP Khách sạn Vườn đào Hạ Long và CTCP Trang trại và Năng lượng Đông Xuân với số tiền dự chi lần lượt là 210 tỷ và 114 tỷ đồng.
Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.