Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Hòa Bình (UPCoM: HBS) - ông Lê Đình Dương đã hoàn thành giao dịch mua vào 5 triệu cổ phiếu HBS từ phiên 28/11 đến 20/12/2022.
Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Hòa Bình (UPCoM: HBS) - ông Lê Đình Dương đã hoàn thành giao dịch mua vào 5 triệu cổ phiếu HBS từ phiên 28/11 đến 20/12/2022.
Theo đó, sau giao dịch trên, ông Lê Đình Dương đã nâng sở hữu tại Chứng khoán Hòa Bình từ 700 cổ phiếu, tỷ lệ 0% lên hơn 5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15,15% và trở thành cổ đông lớn của Chứng khoán Hòa Bình.
Tương tự động thái trên, ông Nguyễn Anh Đức, Ủy viên HĐQT Công ty đã mua 5,8 triệu cổ phiếu HBS từ ngày 18/11 đến ngày 12/12. Qua đó, ông Đức nâng sở hữu tại HBS từ 0% lên 17,58% và trở thành cổ đông lớn của công ty này.
Ngược lại, ngày 20/12, bà Nguyễn Thị Hải đã bán 5 triệu cổ phiếu HBS, giảm sở hữu tại Chứng khoán Hòa Bình xuống 0% và không còn là cổ đông lớn của Công ty.
Bên cạnh đó, ngày 12/12 vừa qua, bà Lê Thị thanh Nhàn cũng rút tên khỏi danh sách cổ đông lớn của Chứng khoán Hòa Bình sau khi bán toàn bộ 4,3 triệu cổ phiếu HBS, tương ứng tỷ lệ nắm giữ 13,03% vốn tại HBS.
Xem thêm: Chứng khoán VIX kế hoạch chi hơn 200 tỷ đồng mua cổ phiếu GEX
Thông tin thêm, CTCP Chứng khoán Hòa Bình (HBS) được thành lập đầu năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 160 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty bao gồm lưu ký chứng khoán, môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Trong đó, HBS chú trọng phát triển hai mảng chính của lĩnh vực tư vấn là tư vấn niêm yết và tư vấn phát hành chứng khoán huy động vốn.
Xét về hoạt động kinh doanh, kết thúc quý III/2022, doanh thu đạt gần 2,4 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 1,35 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm năm 2022, Công ty đạt tổng doanh thu hơn 15 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 4 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ.
Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu HBS giao dịch ở mức 5,400 đồng/cổ phiếu tại thời điểm mở cửa phiên 23/12.
Theo Reuters, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay đã mang lại lợi nhuận lớn cho phe bán khống. Những người bán khống đã có năm lãi đầu tiên kể từ 2018 khi đặt cược chống lại Tesla, Amazon và những cổ phiếu tăng trưởng với vốn hóa lớn khác.
Dữ liệu từ công ty phân tích S3 Partners cho thấy phe bán khống - những nhà đầu tư đặt cược rằng giá cổ phiếu sẽ sụt giảm - đang hưởng 303,7 tỷ USD lãi đã thực hiện và chưa thực hiện, gấp 4 lần so với năm 2018. Tỷ suất lợi nhuận của phe bán khống trong năm 2022 hiện đang là 31,2%.
Xem thêm: Tổng Giám đốc Tasco hoàn thành mua 2 triệu cổ phiếu doanh nghiệp