Lại đến hạn trả nợ, Evergrande làm gì để xoay tiền?

Thứ ba, 28/12/2021 | 14:11 Theo dõi CFĐT trên

China Evergrande Group đến hạn phải thanh toán tiền lãi của hai lô trái phiếu vào ngày 28/12. Đây là “bài kiểm tra” lớn đầu tiên sau khi công ty bất động sản khổng lồ này bị chính thức xác định vỡ nợ cách đây ít lâu.

Lại đến hạn trả nợ, Evergrande làm gì để xoay tiền?
Lại đến hạn trả nợ, Evergrande làm gì để xoay tiền?

Theo dữ liệu của Bloomberg, hôm nay, China Evergrande - tập đoàn bất động sản nợ nhiều nhất thế giới sẽ phải trả 50,4 triệu USD tiền lãi của một lô trái phiếu đến hạn vào năm 2023 và 204,8 triệu USD cho trái phiếu đáo hạn năm 2025.

Nếu không thể thanh toán hai khoản lãi đúng hạn, China Evergrande sẽ có khoảng thời gian ân hạn kéo dài 30 ngày. Hết thời gian ân hạn, Evergrande sẽ tiếp tục bị tuyên bố vỡ nợ nếu không thanh toán được.

Đầu tháng này, các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn chính thức gắn mác Evergrande "vỡ nợ", sau khi công ty quá hạn thanh toán một loạt khoản nợ trái phiếu USD. Sau đó, tập đoàn này cho biết sắp bước vào một cuộc tái cơ cấu nợ.

Tuần trước, Evergrande tuyên bố một uỷ ban quản trị rủi ro mới được thành lập sẽ sử dụng các nguồn lực của công ty để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ lợi ích của tất cả các bên.

Chính phủ Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ không giải cứu Evergrande, công ty có hơn 300 tỷ USD nghĩa vụ nợ. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Dịch Cương đầu tháng này cho biết vấn đề nợ nần của Evergrande sẽ được giải quyết theo các phương thức do thị trường quyết định.

Về phần mình, Evergrande đang cho thấy nỗ lực xoay sở để có tiền thanh toán các khoản nợ đáo hạn. Công ty cho biết đang đẩy mạnh việc tái khởi động các dự án để giao nhà nhanh hơn cho khách hàng.

Tại một cuộc họp, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Evergrande Hứa Gia Ấn nói công ty quyết tâm giao 39.000 căn nhà trong tháng 12, sau khi chỉ giao chưa đầy 10.000 căn mỗi tháng trong 3 tháng qua. Ông nhấn mạnh không ai tại Evergrande được phép “nằm dài”, kêu gọi nhân viên làm việc ngày đêm để đẩy mạnh công tác bán hàng và trả nợ.

“Nối lại hoạt động xây dựng với công suất cao nhất, công ty dự kiến giao nhà tại 115 dự án trong tháng 12”, một thông báo dẫn lời ông Hứa Gia Ấn. “Chỉ còn 5 ngày nữa là hết tháng, chúng ta cần nỗ lực hết sức có thể để đảm bảo đạt mục tiêu giao 39.000 căn trong tháng này".

Cam kết trên của người đứng đầu Evergrande được đưa ra chỉ một ngày sau khi cơ quan quản lý nhà đất Trung Quốc nói với thông tấn Tân Hoa Xã rằng Chính phủ cần quyết tâm xử lý rủi ro xuất phát từ tình trạng giao nhà chậm tại các dự án bất động sản của một số doanh nghiệp địa ốc lớn.

Cũng trong ngày 25/12, PBOC tuyên bố sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà.

Tuyên bố của Evergrande cho biết công ty đã nối lại hợp tác với hơn 80% đối tác là công ty nội thất và các nhà cung cấp dài hạn, trong đó ký gần 7.000 hợp đồng với các nhà cung cấp vật tư.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Cuộc trấn áp Big Tech Trung Quốc: Hàng triệu ứng dụng ‘bay màu’ sau 3 năm siết chặt quy định

Cuộc trấn áp Big Tech Trung Quốc: Hàng triệu ứng dụng ‘bay màu’ sau 3 năm siết chặt quy định

Các cửa hàng ứng dụng Trung Quốc chỉ còn 2,78 triệu ứng dụng trong tháng 10, giảm từ con số 4,52 triệu vào tháng 12/2018. Đây được cho là sự sụt giảm lớn nhất diễn ra trong năm 2021, khi Bắc Kinh tăng cường thắt chặt kiểm soát đối với những ông lớn trong ngành internet.
Cơ bản giải quyết những rủi ro, quan ngại tại Nhà máy Nhiệt điệt Thái Bình 2

Cơ bản giải quyết những rủi ro, quan ngại tại Nhà máy Nhiệt điệt Thái Bình 2

Ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc PVN cho biết, những điểm rủi ro, quan ngại trong lần Phó Thủ tướng kiểm tra trước tại Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã cơ bản đã được giải quyết.
Rượu Champagne vượt cổ phiếu Big Tech và Bitcoin, trở thành loại tài sản tăng giá mạnh nhất 2021

Rượu Champagne vượt cổ phiếu Big Tech và Bitcoin, trở thành loại tài sản tăng giá mạnh nhất 2021

Theo giới quan sát, không phải cổ phiếu Big Tech và Bitcoin, loại tài sản có mức tăng vượt trội hơn cả trên thị trường trong năm qua lại là rượu vintage Champagne - loại rượu sâm panh cổ điển có xuất xứ từ miền Đông Bắc Pháp và được ủ từ một vụ nho nhất định, không pha trộn và thường chỉ được sản xuất 3-4 lần trong mỗi thập kỷ.
Sớm giải tỏa ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu

Sớm giải tỏa ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 350/TB-VPCP ngày 27/12/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp trực tuyến về việc tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía bắc.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 28/12: TNA, VSC, VNM, SHB

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 28/12: TNA, VSC, VNM, SHB

Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 28/12, bao gồm: TNA, VSC, VNM, SHB.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/12: Cơ hội giải ngân danh mục đầu tư trung hạn

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/12: Cơ hội giải ngân danh mục đầu tư trung hạn

Trong tuần lễ cuối năm tài chính, thanh khoản khớp lệnh có thể chỉ đạt mức trung bình chứ không chảy mạnh để đẩy giá. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội giải ngân tích lũy cổ phiếu giá hợp lý cho danh mục đầu tư trung hạn cho các nhà đầu tư.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp