Trong hơn 80 năm qua, John D. Rockefeller đã nắm giữ danh hiệu người giàu nhất trong lịch sử nhân loại. Thế nhưng, kỷ lục này đã bị san bằng bởi "quái kiệt" Elon Musk, người đang chiếm ngôi đầu danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay.
Trong hơn 80 năm qua, John D. Rockefeller đã nắm giữ danh hiệu người giàu nhất trong lịch sử nhân loại. Thế nhưng, kỷ lục này đã bị san bằng bởi "quái kiệt" Elon Musk, người đang chiếm ngôi đầu danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay.
Trong suốt chiều dài lịch sử, chưa có cái tên nào có thể chạm tới ngưỡng tài sản ròng mà ông trùm kinh doanh dầu mỏ John D. Rockefeller từng sở hữu. Người duy nhất trong lịch sử gần đạt được đến vị trí của Rockefeller là Carnegie, một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland với biệt danh là Vua Thép. Tuy nhiên, ngay cả khi được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát ngày nay, khối tài sản ròng của ông Carnegie cũng chỉ đạt 310 tỷ USD, vẫn còn kém con số 340 tỷ USD mà John D. Rockefeller sở hữu.
Dù vậy, tính đến ngày 4/11, đã có người cán mốc giá trị tài sản ròng 340 tỷ USD. Người đó không ai khác ngoài CEO Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk. Đây chính xác là con số tương đương với những gì Rockefeller sở hữu khi quy đổi theo thị trường hiện nay, dựa trên tính toán của Celebrity Net Worth. Do đó, xét trên lý thuyết, nếu ai đó đưa cho tỷ phú Elon Musk thêm 1 USD, có nghĩa ông chủ Tesla sẽ chính thức vượt qua huyền thoại John D. Rockefeller. Tất nhiên, điều này sẽ sớm xảy ra.
Nếu như bạn chưa biết, John D. Rockefeller (1839 - 1937) là một ông trùm kinh doanh nổi tiếng của Mỹ. Khởi nghiệp chỉ với vài ngàn USD và một số mỏ dầu ở Cleveland, Rockefeller đã biến công ty Standard Oil trở thành đế chế độc quyền xăng dầu hàng đầu thế giới.
Nhờ Standard Oil, Rockefeller trở thành tỷ phú đầu tiên trên thế giới. Nói cách khác, ông là người đầu tiên sở hữu khối tài sản ròng trị giá 1 tỷ USD, tính theo thị trường ngày nay.
Năm 1906, Standard Oil từng bị chính phủ Mỹ kiện theo Đạo luật chống độc quyền Sherman. Cuối cùng, chính phủ là người thắng kiện và Standard đã không còn là công ty độc quyền xăng dầu kể từ năm 1911.
Xem thêm: Ba 'siêu năng lực' của tỷ phú Jeff Bezos giúp tạo dựng đế chế Amazon
Nhiều người nghĩ rằng việc này sẽ khiến khối tài sản của John D. Rockefeller giảm đi, nhưng thực tế không phải như vậy. Khoảng 10 năm trước khi thua kiện, một cuộc kiểm toán của Standard Oil đã tính toán giá trị tài sản ròng của Rockefeller đạt 200 triệu USD. Trong khi đó, chỉ hai năm sau ngày thua kiện, giá trị tài sản ròng của ông đã tăng lên 900 triệu USD.
Từ năm 1917 cho tới ngày mất (năm 1937), John D. Rockefeller bắt đầu chuyển những khối tài sản khổng lồ của mình cho các con và một quỹ từ thiện (ngày nay được biết đến với tên gọi Rockefeller Foundation). Nếu tính tất cả số tiền được chuyển đến hàng chục quỹ tín thác, giá trị tài sản ròng cao nhất của John D. Rockefeller đạt gần 2 tỷ USD.
Nếu sử dụng các thuật toán để điều chỉnh 2 tỷ USD ngày đó với mức lạm phát và các điều kiện thị trường khác ngày nay, con số này rơi vào khoảng 25 – 30 tỷ USD. Tuy nhiên, đó không phải là một bức tranh đầy đủ. Để nắm bắt chính xác khối tài sản theo thị trường ngày nay của Rockefeller, người ta cần xem xét tới một số yếu tố, đặc biệt là giá trị tài sản ròng của ông tính theo phần trăm GDP của nước Mỹ.
Xem thêm: Những tỷ phú nào sẽ tiếp tục góp mặt vào “câu lạc bộ” 100 tỷ USD?
Ví dụ, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ năm 1935 là 74 tỷ USD. Vào thời điểm đó, giá trị khối tài sản ròng của Rockefeller đạt 1,5 tỷ USD, tương đương 2% tổng GDP cả nước. Trong khi đó, nếu đạt mức 200 tỷ USD ngày nay, tức giá trị khối tài sản ròng của John D. Rockefeller chưa bằng 1% tổng GDP của Mỹ.
Trong 80 năm qua, John D. Rockefeller thường được coi là người giàu nhất trong lịch sử. Sau khi điều chỉnh tất cả các yếu tố, hầu hết nhà sử học và chuyên gia kinh tế đều xác định giá trị tài sản ròng của John D. Rockefeller ngày nay đạt mức 340 tỷ USD.
Một số người ước tính tài sản của Rockefeller thấp hơn một chút, một số lại ước tính cao hơn một chút. Danh sách các nhân vật giàu nhất lịch sử trên Wikipedia đưa ra con số từ 300 đến 400 tỷ USD. Dẫu vậy, con số nhận được nhiều sự đồng thuận nhất là 340 tỷ USD.
Con số 340 tỷ USD chính xác là giá trị tài sản ròng mà tỷ phú Elon Musk sở hữu tính đến hết ngày 4/11, bỏ khá xa người đứng phía sau là tỷ phú Jeff Bezos. Tính đến cùng ngày, cựu CEO Amazon đang sở hữu khối tài sản ròng trị giá 200 tỷ USD.
Xem thêm: CEO sàn tiền ảo FTX là tỷ phú giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi
Bên cạnh đó, số tiền mà ông chủ Tesla và SpaceX đang có còn lớn hơn tổng tài sản Warren Buffett (105 tỷ USD), Larry Ellison (114 tỷ USD) và Mark Zuckerberg (118 tỷ USD) cộng lại. Cần biết rằng những tỷ phú này đều nằm trong top 10 người giàu nhất thế giới thời điểm hiện tại.
Nếu so sánh giá trị tài sản ròng mà tỷ phú Elon Musk đang sở hữu với giá trị thị trường của một số doanh nghiệp, thậm chí tài sản ròng ông chủ Tesla còn nhiều hơn một số gã khổng lồ trên thế giới như: Netflix; Exxon Mobil (hai trong số các công ty cũ của Rockefeller đã hợp nhất vào năm 1999); Nike; Toyota; Coca Cola; Chevron (một công ty khác của John D. Rockefeller)
Hiện tại, khối tài sản ròng của tỷ phú người Nam Phi đang tăng nhanh từng ngày. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, thậm chí Elon Musk có khả năng sẽ trở thành người đầu tiên trong lịch sử nhân loại sở hữu khối tài sản ròng trị giá 1.000 tỷ USD.
Đây quả là 1 cột mốc đáng nhớ đối với cá nhân Elon Musk, và nó cũng đặt ra 1 câu hỏi mà có lẽ nhiều người trong chúng ta đều đang thắc mắc: Liệu vị tỷ phú công nghệ sẽ tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới (400 tỷ USD chẳng hạn), hay sẽ chững lại và có dấu hiệu đi xuống trong thời gian tới? Chỉ có thời gian mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Xem thêm: 5 tỷ phú thế giới kiếm bộn nhờ ngành ô tô