Kinh tế số góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025

Thứ bảy, 02/04/2022 | 08:34 Theo dõi CFĐT trên

Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045…

Ngày 31/3/2022 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Bối cảnh hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia.

Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia. Phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động khó dự báo trước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những mục tiêu nổi bật

Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.

Quyết định đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%. 

Đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%. 

Trong lĩnh vực xã hội số, mục tiêu cơ bản đến năm 2025 cụ thể: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%; Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%;

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%; Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%; Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%.

Đặt ra những nhiệm vụ cụ thể

Theo Chiến lược, kinh tế số sẽ gồm: kinh tế số ICT; kinh tế nền tảng và kinh tế số ngành. Chiến lược đặt mục tiêu phát triển kinh tế số ICT với trọng tâm là doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam, hài hòa với thu hút FDI có chọn lọc, gia tăng hàm lượng xuất khẩu.

Phát triển kinh tế số nền tảng với với trọng tâm là các nền tảng số quốc gia, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực. Phát triển kinh tế số ngành với trọng tâm là ưu tiên đưa vào sử dụng các nền tảng số dùng chung, thống nhất trong từng ngành, lĩnh vực.

Về mục tiêu phát triển xã hội số, Chiến lược nêu rõ, xã hội số là xã hội tích hợp công nghệ số vào mọi mặt đời sống. Người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ năng số để sử dụng các dịch vụ số; từ đó hình thành các mối quan hệ mới trong môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.

Các đặc trưng cơ bản của xã hội số bao gồm: công dân số, kết nối số và văn hóa số. Phát triển xã hội số đi đôi với tạo dựng các giá trị văn hóa phù hợp với thời đại số, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa thế giới, làm giàu đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Phát huy sự sáng tạo của người dân trong xã hội số, đồng thời bảo vệ người dân trước các mối nguy cơ, đe dọa trong xã hội số.

Để phát triển nền móng cho kinh tế số và xã hội số, trong giai đoạn 2022-2025, Chiến lược nêu rõ danh mục các nhiệm vụ giải pháp hoàn thiện thể chế số, phát triển hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số, đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng, phát triển nhân lực số; phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số; doanh nghiệp số; thanh toán số.

Việc hoàn thiện thể chế, chính sách và môi trường pháp lý sẽ có mức độ ưu tiên cao nhất, được lồng ghép trong tất cả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế số và xã hội số. Điểm đột phá chính là ban hành chính sách, quy định thúc đẩy các hoạt động trực tuyến diễn ra nhiều hơn, rẻ hơn, nhanh hơn và an toàn hơn.

Theo đó sẽ xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực thi Luật giao dịch điện tử sửa đổi và các văn bản hướng dẫn luật để công nhận đầy đủ tính pháp lý của hồ sơ, dữ liệu, chứng từ điện tử và giao dịch điện tử; tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử. Từ đó giúp việc thực hiện giao dịch điện tử mang lại nhiều lợi ích hơn, rẻ hơn, nhanh hơn, dễ dàng và an toàn hơn.

Ngoài ra sẽ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức triển khai khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với các dịch vụ số mới, mô hình kinh doanh kinh tế số mới chưa được pháp luật rõ ràng. Đồng thời nghiên cứu, hàn thiện thể chế, pháp luật cho kinh tế số, xã hội số; Quy định quản lý và phát triển kinh tế số nền tảng, hoạt động của các nền tảng số, dịch vụ số và giao dịch trực tuyến…

Về hạ tầng số, sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược phát triển hạ tầng số theo hướng hạ tầng phải đi trước, đi nhanh và Việt Nam làm chủ công nghệ. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai chiến lược, lộ trình số hóa và thông minh hóa các lĩnh vực hạ tầng thiết yếu phục vụ kinh tế số và xã hội số.

Sẽ xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài cính trong lĩnh vực ngân hàng. Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách về tài chính, phí, lệ phí theo hướng loại bỏ rào cản thanh toán không dùng tiền mặt; từ đó khuyến khích người dân thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt…trong thanh toán số.

Đổi mới công nghệ và nghiệp vụ hệ thống thanh toán liên ngân hàng; nâng cấp phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử, đáp ứng yêu cầu về số lượng giao dịch, đặc biệt là các giao dịch thanh toán vi mô, giá trị nhỏ dự kiến sẽ bùng nổ trong nền kinh tế số. Bên cạnh đó sẽ nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách về tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ Blockchain.

Bộ TT&TT được giao chủ trì thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số

Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược, chủ trì thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, nền tảng số quốc gia và kinh tế nền tảng. Đây là trách nhiệm nặng nề nhưng thể hiện sự tin tưởng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Bộ TT&TT.

Đây là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển Quốc gia. 

Phạm Lê
Theo VnMedia.vn Copy
Thủ tướng “thúc” các Bộ ngành triển khai nhiệm vụ cấp bách phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng “thúc” các Bộ ngành triển khai nhiệm vụ cấp bách phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 290/CĐ-TTg đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ cấp bách triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bổ sung 449 tỷ đồng chuẩn bị tổ chức SEA Games 31

Bổ sung 449 tỷ đồng chuẩn bị tổ chức SEA Games 31

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 1/4/2022 bổ sung 449 tỷ đồng để chuẩn bị, tổ chức SEA Games 31.
Bắt đối tượng đối tượng trộm cắp cổ vật tại 5 chùa ở Hà Nội và Hải Dương

Bắt đối tượng đối tượng trộm cắp cổ vật tại 5 chùa ở Hà Nội và Hải Dương

Công an quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Văn Tuyên (sinh năm 1988; ở thôn Phúc Thành, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) về hành vi “Trộm cắp tài sản”.
Chỉ kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu: Có đáp ứng được yêu cầu?

Chỉ kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu: Có đáp ứng được yêu cầu?

Đồng tình với đề xuất của Chính phủ về việc kéo dài thêm 2 năm đối với việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết 42, tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn: nếu chỉ kéo dài thời hạn của Nghị quyết có đáp ứng được yêu cầu hay không?
Ngân hàng hỗ trợ nhưng doanh nghiệp cần chuyển đổi hiệu quả để được vay vốn

Ngân hàng hỗ trợ nhưng doanh nghiệp cần chuyển đổi hiệu quả để được vay vốn

Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài khiến các doanh nghiệp lao đao, thời gian qua, các ngân hàng đã rốt ráo triển khai chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để được thẩm định vay vốn, nhiều doanh nghiệp cần chuyển đổi sản xuất kinh doanh hiệu quả, phù hợp với thực tế để các tổ chức tín dụng (TCTD) thẩm định cho vay.
Châu Âu nóng lòng muốn tiến hành phân bổ năng lượng

Châu Âu nóng lòng muốn tiến hành phân bổ năng lượng

Theo ông Chi Kong Chyong, Giám đốc Diễn đàn Chính sách Năng lượng của Đại học Cambridge, Đức và Áo có thể không phải “đơn phương độc mã” thực hiện các biện pháp khẩn cấp cực đoan nếu như phương Tây tiếp tục áp lệnh trừng phạt lên lĩnh vực năng lượng với Nga.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng mạnh

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2024 (từ ngày 16/2 đến ngày 29/2/2024) đạt 28,41 tỷ USD, tăng 46,7% (tương ứng tăng 9,05 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 2/2024 (từ ngày 01/2 đến ngày 15/2/2024).
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Cảnh báo giả danh cơ quan thuế lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định không ủy quyền cho bất cứ công ty hoặc cá nhân ngoài ngành thuế nào thực hiện thu thuế hộ.
Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Bắt 2 đối tượng mua bán vũ khí quân dụng, thu giữ nhiều súng đạn

Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 21/3/2024 Công an huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phá Chuyên án 124-T, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.
Cafe Khởi nghiệp