Châu Âu nóng lòng muốn tiến hành phân bổ năng lượng

Thứ sáu, 01/04/2022 | 16:03 Theo dõi CFĐT trên

Theo ông Chi Kong Chyong, Giám đốc Diễn đàn Chính sách Năng lượng của Đại học Cambridge, Đức và Áo có thể không phải “đơn phương độc mã” thực hiện các biện pháp khẩn cấp cực đoan nếu như phương Tây tiếp tục áp lệnh trừng phạt lên lĩnh vực năng lượng với Nga.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các nước châu Âu đang phải đối mặt với khả năng nguồn cung năng lượng bị chia cắt do tranh chấp giữa Moscow và phương Tây về các khoản thanh toán cho hàng xuất khẩu của Nga.

Vào đầu tháng 3, EU cam kết cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Nga trước cuối năm nay, trong khi Anh cho biết sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, những động thái trên đều đi kèm với rủi ro đối với một khu vực vốn đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng. Được biết, vào năm ngoái, giá bán khí đốt tự nhiên tại châu Âu tăng cao lên mức kỷ lục do nguồn cung khí đốt tự nhiên bị siết chặt.

Hôm 30/3, Đức cảnh báo rằng nước này có thể sớm phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí đốt tự nhiên, do đó quốc gia này đang yêu cầu các biện pháp phân chia nguồn cung cấp khí đốt cần được tiến hành sớm. 

Trong khi đó, chính phủ Áo cùng ngày đưa ra thông báo rằng, họ đã kích hoạt bước đầu tiên của kế hoạch khẩn cấp có tổng cộng 3 giai đoạn với mục đích theo dõi thị trường khí đốt của nước này một cách chặt chẽ hơn. 

Các quan chức nước này viện dẫn nhu cầu thanh toán bằng đồng Rúp của Nga là lý do kích hoạt kế hoạch dự phòng, đồng thời lưu ý rằng nếu tình trạng đạt đến giai đoạn thứ ba trong kế hoạch, các biện pháp kiểm soát khẩn cấp như phân chia nguồn cung sẽ được thực thi.

Xem thêm: Doanh nghiệp nào sẽ "nối gót" Alibaba tiến hành mua cổ phiếu quỹ?

Theo ông Chi Kong Chyong, Giám đốc Diễn đàn Chính sách Năng lượng của Đại học Cambridge, Đức và Áo có thể không phải “đơn phương độc mã” thực hiện các biện pháp khẩn cấp cực đoan nếu như phương Tây tiếp tục áp lệnh trừng phạt lên lĩnh vực năng lượng với Nga.

Lý do là bởi dù bước vào giai đoạn ấm hơn nhưng các quốc gia châu Âu vẫn cần một lượng khí đốt đáng kể chảy vào các cơ sở dự trữ của mình để sử dụng trong những tháng mùa đông tới. Đặc biệt, mới đây EC đề xuất dự luật buộc các công ty dự trữ khí đốt phải tăng lượng khí đốt dự trữ tại các cơ sở của mình lên mức ít nhất là 80% năng lực dự trữ trước ngày 1/11.

Trong khi đó, Jim Watson, một giáo sư về chính sách năng lượng và là Giám đốc của Viện Tài nguyên Bền vững UCL cho biết, khả năng cao Chính phủ Anh sẽ phân bổ nguồn khí đốt cho cả ngành công nghiệp ô tô.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phát biểu trước các nhà lập pháp Anh trong cuộc họp của Ủy ban Ngân khố Quốc hội Anh vào tháng 3, Amrita Sen - Giám đốc nghiên cứu của Energy Aspects cảnh báo, các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu năng lượng của Nga có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến châu Âu.

Trước đó, vào năm ngoái, tình trạng mua xăng ồ ạt tại Anh đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng khiến nhiều trạm xăng cạn kiệt và lực lượng quân sự đã được điều động để giao nhiên liệu.

Củng cố cho quan điểm của Amrita Sen, Giám đốc tập đoàn thương mại hàng hoá Vito - Russell Hardy cho hay: “Điều mà mọi người quan tâm là nguồn cung dầu diesel sẽ ra sao. Khoảng một nửa lượng dầu diesel của châu Âu được nhập khẩu từ Nga và khoảng một nửa đến từ Trung Đông. Đó chính là yếu tố gây ra sự thiếu hụt diesel mang tính hệ thống.”

Xem thêm: 5 cách thao túng thị trường chứng khoán phổ biến nhất

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ước tính rằng Nga đã xuất khẩu 4,7 triệu thùng dầu thô mỗi ngày vào năm 2021 - gần một nửa trong số đó được xuất sang các nước thuộc nhóm OECD, trong đó Hà Lan, Đức và Ba Lan là các quốc gia nhập khẩu dầu Nga nhiều nhất trong khu vực.

Trong khi đó, 74% lượng khí đốt tự nhiên của Nga được nhập khẩu đến OECD vào năm ngoái, theo EIA.

Do những lo ngại xoay quan nguồn cung khí đốt từ Nga, đầu tháng 3/2022, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã công bố một báo cáo đưa ra 10 chính sách mà cơ quan này cho rằng có thể giúp nhanh chóng cắt giảm nhu cầu dầu toàn cầu 2,7 triệu thùng/ngày.

Các chính sách dự tính trên bao gồm: giảm tốc độ khi di chuyển trên đường cao tốc, phí tham gia giao thông công cộng rẻ hơn, luân phiên sử dụng ô tô cá nhân ở các thành phố lớn hoặc ngày Chủ nhật “không ô tô” theo đúng nghĩa đen.

Rory Stewart, cựu Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Anh và là thành viên cấp cao tại Viện Jackson của Yale cho biết, các quốc gia có thể cắt giảm lượng dầu nhập khẩu từ Nga bằng việc cắt giảm nhu cầu sử dụng dầu và khí đốt tự nhiên tại chính quốc gia mình.

Ngoài ra, ông Rory Stewart cũng đề xuất một vài chính sách nhằm cắt giảm lượng dầu tiêu thụ tại Anh như: giảm giới hạn tốc độ phương tiện xuống 50 dặm/giờ, phương tiện công cộng miễn phí và kêu gọi các công ty như Uber triển khai dịch vụ “ridesharing” (đi xe chung) miễn phí.

Xem thêm: Tiến triển trong đàm phán Nga-Ukraine kéo giá dầu thế giới đi xuống

Thục San (Theo CNBC)
Theo VnMedia.vn Copy
Giá xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít, dầu lại tăng mạnh

Giá xăng giảm hơn 1.000 đồng/lít, dầu lại tăng mạnh

Kể từ 0h ngày 1/4, mỗi lít xăng được điều chỉnh giảm 1.030 đồng/lít - 1.040 đồng/lít, trong khi đó các loại giá dầu lại tăng từ 506 đồng/lít - 1.519 đồng/lít.
Sẽ không thiếu xăng dầu trong thời gian tới

Sẽ không thiếu xăng dầu trong thời gian tới

Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp thương nhân đầu mối, đặc biệt là “cánh chim đầu đàn” Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), nguồn cung xăng dầu trong thời gian vừa qua và thời gian sắp tới sẽ đảm bảo đầy đủ.
Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn

Giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn

Từ ngày 01 tháng 04 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.
IMF cảnh báo các biện pháp trừng phạt Nga có thể đe dọa đồng USD

IMF cảnh báo các biện pháp trừng phạt Nga có thể đe dọa đồng USD

Bà Gopinath chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Đồng USD sẽ vẫn là đồng tiền chính trên toàn cầu, ngay cả trong bối cảnh địa chính trị đang có nhiều sự bất ổn. Tuy nhiên, “sự phân mảnh” là điều chắc chắn xảy ra nhưng ở mức độ thấp hơn.”
Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh có vi phạm trong công tác cán bộ, sử dụng đất đai

Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh có vi phạm trong công tác cán bộ, sử dụng đất đai

Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh có vi phạm trong công tác cán bộ, sử dụng đất đai là một nội dung trong Kết luận Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tesla lên kế hoạch phân tách cổ phiếu

Tesla lên kế hoạch phân tách cổ phiếu

Trong một báo cáo, Tesla cho biết họ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu tại cuộc họp cổ đông thường niên sắp tới nhằm tăng số lượng cổ phiếu để chia tách cổ phiếu.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp