Chỉ kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu: Có đáp ứng được yêu cầu?

Thứ sáu, 01/04/2022 | 15:00 Theo dõi CFĐT trên

Đồng tình với đề xuất của Chính phủ về việc kéo dài thêm 2 năm đối với việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết 42, tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn: nếu chỉ kéo dài thời hạn của Nghị quyết có đáp ứng được yêu cầu hay không?

Chiều 31/3, Ủy ban Kinh tế họp thẩm tra Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 42/2017/QH14 và dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời gian áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Tại Phiên họp, thừa ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình bày Báo cáo của Chính phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, sau gần 5 năm thực hiện, Nghị quyết số 42 đã được triển khai nghiêm túc, đúng mục tiêu, định hướng và đạt được kết quả quan trọng.

Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%.

Bên cạnh đó, tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31.12.2021 giảm 17,2% so với thời điểm Nghị định 42 có hiệu lực (15.8.2017).

Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ ngày 15.8.2017 đến 31.12.2021 cao hơn khoảng 2,15 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Báo cáo nhấn mạnh: Dù xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đã đạt được kết quả tích cực, nhưng thực tế còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc khi xử lý nợ xấu cần tiếp tục có sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan để xử lý.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, Chính phủ kiến nghị, cần xây dựng Luật Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Nghị quyết 42 nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, bền vững cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2022. Khi đó, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang thực hiện sẽ chấm dứt. Việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không tiếp tục được ưu tiên áp dụng một số chính sách quy định tại Nghị quyết 42.

Do vậy, việc ban hành Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng của Nghị quyết 42 là vấn đề cấp bách về kinh tế để tiếp tục đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, khơi thông nguồn vốn, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp mà người dân trong điều kiện tác động chưa thể lường hết được của đại dịch Covid - 19. Chính phủ đề xuất kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết 42 trong 2 năm.

Tại phiên họp, đa số đại biểu tán thành với nhiều nội dung tại Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14; nhất trí với đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42. Tuy nhiên, một số ý kiến lưu ý, phạm vi áp dụng của dự thảo Nghị quyết được giữ như Nghị quyết 42 hiện hành hoặc dư nợ trước thời điểm được áp dụng hiện nay và chuyển thành nợ xấu trong thời gian áp dụng Nghị quyết. Như vậy, nếu chỉ kéo dài thời hạn của Nghị quyết có đáp ứng được yêu cầu hay không? Còn có nội dung nào có thể sửa thêm và có tính khả thi hay không?

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong thời gian tới cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sẽ phối hợp chặt chẽ để tiếp tục làm rõ và đề xuất các phương án liên quan đến những vấn đề được nêu tại phiên họp, bảo đảm có được hồ sơ dự thảo Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội với chất lượng tốt nhất.

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
5 cách thao túng thị trường chứng khoán phổ biến nhất

5 cách thao túng thị trường chứng khoán phổ biến nhất

Hoạt động thao túng đang diễn ra tràn lan trên thị trường chứng khoán ngày nay, chính vì thế hãy cùng tìm hiểu 5 hình thức thao túng thị trường dưới đây nhé để bảo vệ bản thân trước những cám dỗ nhé.
Giá Bitcoin ngày 1/4: Thị trường chìm trong sắc đỏ do mạng Ronin bị hacker tấn công

Giá Bitcoin ngày 1/4: Thị trường chìm trong sắc đỏ do mạng Ronin bị hacker tấn công

Giá Bitcoin thời điểm cao nhất đạt mức 47,555.43 USD, thấp nhất ở mức 44,650.20 USD trong vòng 24 giờ qua.
Giá vàng SJC tăng phiên thứ 2 liên tiếp

Giá vàng SJC tăng phiên thứ 2 liên tiếp

Theo chiều đi lên của thế giới, giá vàng SJC được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng khoảng 200 nghìn đồng/lượng so với phiên trước đó, kéo giá bán ra vượt qua mốc 69 triệu đồng/lượng.
Tổng thống Nga ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng Ruble

Tổng thống Nga ký sắc lệnh yêu cầu thanh toán tiền khí đốt bằng đồng Ruble

Ngày 31/3, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh quy định về việc mua bán khí đốt bằng đồng Ruble đối với những quốc gia được coi là "không thân thiện".
Doanh số bán nhà tại Mỹ lao dốc

Doanh số bán nhà tại Mỹ lao dốc

David Berson, nhà kinh tế trưởng tại Nationwide ở Columbus, Ohio, cho biết: “Doanh số bán nhà sẽ giảm mạnh hơn để đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng và cho phép giá tăng với tốc độ khiêm tốn hơn.”
'Ông lớn' dầu khí khu vực châu Á lên kế hoạch phân bổ vốn lớn nhất trong lịch sử

"Ông lớn" dầu khí khu vực châu Á lên kế hoạch phân bổ vốn lớn nhất trong lịch sử

Sinopec - hãng lọc dầu khí có kế hoạch đầu tư 81,5 tỷ Nhân dân tệ vào khai thác thượng nguồn, đặc biệt là các cơ sở dầu thô ở các mỏ Shunbei và Tahe, và các mỏ khí đốt tự nhiên ở tỉnh Tứ Xuyên và khu vực Nội Mông.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp