Theo ING Groep NV - Tập đoàn Dịch vụ Tài chính và Ngân hàng đa quốc gia Hà Lan có trụ sở chính tại Amsterdam - cho hay, khoản viện trợ trị giá 65 tỷ Euro (tương đương 64 tỷ USD) do Berlin thông qua không đủ “sức nặng” để kéo nền kinh tế Đức tránh khỏi suy thoái.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski của ING cho biết: “Mặc dù gói hỗ trợ mới được công bố sẽ thực sự mang lại một số hiệu quả cho những người yếu kém tài chính nhưng vẫn có những nghi ngờ cho rằng, gói viện trợ này chỉ đủ để bù đắp hoàn toàn tác động từ các hóa đơn năng lượng cao hơn”.
Brzeski bổ sung, xét trên tình hình thực tế, vẫn còn một số yếu tố quan trọng đang trong quá trình cải thiện nên gói cứu trợ này sẽ không phát huy tác dụng đầy đủ ngay trong năm nay.
Bên cạnh đó, nhà kinh tế Joerg Kraemer của Commerzbank cảnh báo gói cứu trợ được công bố tạo ra nhận thức rằng phần lớn dân số có thể được hỗ trợ khỏi tác động của giá năng lượng tăng. Ông nói thêm cách tiếp cận của Berlin, kết hợp với năng lực sản xuất tối đa, có thể thúc đẩy giá tiêu dùng vốn đã tăng cao.
Theo ước tính tổng thể của Greg Fuzesi, chiến lược gia của JPMorgan Chase, việc giảm 10 tỷ Euro hóa đơn điện gia đình dự kiến sẽ giúp giảm giảm lạm phát toàn phần xuống 0,6%.
Ông Fuzesi nhận định: “Có quá nhiều câu hỏi tại thời điểm này về tác động chính xác đối với lạm phát, bao gồm cả về thời gian”. Song song đó, ông cũng chỉ ra những rủi ro mới có thể đang hình thành do do động thái ngừng cung cấp khí đốt của Nga qua đường ống Nord Stream 1.
Được biết, Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và là quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga.
Với gói hỗ trợ mới nhất, khoảng 9.000 doanh nghiệp thâm dụng năng lượng sẽ được giảm thuế với tổng giá trị lên đến 1,7 tỷ Euro. Ngoài ra, theo ông Scholz, một khoản thuế đánh vào lợi nhuận của các công ty năng lượng cũng sẽ được sử dụng nhằm giảm hóa đơn năng lượng cho người dân.
Ở một diễn biến khác, Đức cũng đã quyết định tạm dừng việc loại bỏ nhà máy điện hạt nhân Neckarwestheim và Isar 2.
Theo đó, các nhà máy này sẽ duy trì hoạt động đến giữa tháng 4/2023 và được đặt trong này trong “trạng thái chờ” nhằm đề phòng nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng. Trước đó, Đức có kế hoạch loại bỏ toàn bộ các nhà máy hạt nhân của mình vào ngày 31/12 tới.
CTCK VCBS mới đây đã đưa ra nhận định về tiềm năng phát triển không mấy tích cực trong lĩnh vực xuất khẩu năm 2022. Dựa trên kỳ vọng này, VCBS khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu của CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG).
Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương đồng loạt giảm điểm vào phiên giao dịch hôm nay (7/9) khi giới đầu tư đang đổ dồn sự quan tâm đến Beige Book của Fed - một báo cáo về tình hình kinh tế hiện tại trong mỗi quận thuộc 12 quận Liên Bang ở Mỹ.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.