Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 7/9, bao gồm: NKG, TLG, PVD.
Cafedautu.vn xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 7/9, bao gồm: NKG, TLG, PVD.
Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu NKG
CTCK Vietcombank - VCBS
Sau giai đoạn khởi sắc của năm 2021 do EU và Mỹ tăng mạnh nhập khẩu ở hầu hết các quốc gia vì thiếu thép. VCBS kỳ vọng triển vọng xuất khẩu sẽ kém tích cực trong năm 2022 khi nhu cầu tại hai thị trường EU và Mỹ hụt hơi.
Trong quý II/2022, các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và EU đã cho thấy mức tăng trưởng âm lớn. Bên cạnh đó, mức chênh lệch giữa giá bán và giá mua đang bị thu hẹp mạnh sẽ làm lợi nhuận của NKG kém tích cực.
Hiện nay, tỷ lệ Hàng tồn kho/Tổng tài sản của NKG ở mức cao nhất lịch sử, trong đó NKG đã nhập lượng lớn tồn kho giá cao trong quý I và quý II/2022. VCBS nhận định NKG sẽ phải hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho lớn và làm lợi nhuận sụt giảm mạnh.
NKG ký bán hàng trước cho từ 4-5 tháng cùng với giá bán hàng HDG tại thị trường châu u của NKG đã giảm xuống mức 1.000 USD/tấn từ mức 1.500 USD/tấn. VCBS dự báo, lợi nhuận nửa cuối năm của NKG tiếp tục kém tích cực.
VCBS dự báo năm 2023 mức biên lợi nhuận sẽ tốt hơn khi công ty đã giảm bớt lượng hàng tồn kho giá cao. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu sẽ có sự sụt giảm làm doanh thu tăng trưởng âm.
Định giá cổ phiếu NKG năm 2022 bằng 2 phương pháp so sánh P/E và chiết khấu FCFF, giá mục tiêu là 19.000 đồng/CP (UPSIDE: -13%).
Khuyến nghị mua cho cổ phiếu TLG với giá mục tiêu là 75.600 đồng/CP
CTCK BIDV - BSC
Biên lợi nhuận gộp Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG – sàn HOSE) được cải thiện từ nửa cuối năm 2022 quanh mức 44-45%nhờ (1) giá bán tăng từ nửa đầu năm 5% so với cùng kỳ năm ngoái và có lộ trình tăng giá bán theo chiến lược (2) giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm (3) tái cấu trúc hệ thống phân phối.
Tăng trưởng trong dài hạn của TLG đến từ(1) kỳ vọng nhà máy Thiên Long Long Thành đưa vào vận hành cuối 2022; (2) cao cấp hoá dòng SP hiện hữu (3) tiềm năng tăng trưởng đến từ các sản phẩm OEM và SP mới – dựa trên lợi thế từ việc chủ động nguồn nguyên liệu nhựa sinh học.
Ngoài ra, TLG có cơ cấu tài chính lành mạnh, tỷ suất cổ tức ổn định từ 5%/năm.
BSC kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của TLG năm 2022 lần lượt đạt 3.725 tỷ đồng (tăng 40% so với năm ngoái) và 527 tỷ đồng (tăng 97%), EPS FW 5.290 đồng, P/E FW khoảng 12 lần nhờ tăng trưởng trên mức nền thấp và xu hướng giá NVL thấp hơn cùng kỳ.
Năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 4.514 tỷ đồng (tăng 21% so với năm trước) và 625 tỷ đồng (tăng trưởng 19%), tương đương EPS năm 2023 khoảng 6.293 đồng và P/E FW khoảng 10 lần - thấp hơn mức PE trung bình 5 năm là 12,4 lần.
Chúng tôi khuyến nghị mua cho cổ phiếu TLG với giá mục tiêu là 75.600 đồng/CP, upside 20% so với giá ngày 5/9/2022 với phương pháp DCF và P/E với tỷ trọng lần lượt là 50%/50%.
Xem thêm: Đã giải ngân 55.000 tỷ đồng chương trình phục hồi và phát triển
Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 24.650 đồng/cp
CTCK Mirae Asset Việt Nam – MASVN
Sau khi lỗ 56 tỷ đồng trong quý 1/2022, Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE - Mã: PVD) đã tiếp tục công bố khoản lỗ hơn 60 tỷ đồng trong Báo cáo tài chính (BCTC) quý 2. Trong bối cảnh giá dầu tăng mạnh và duy trì trên 100 USD/ thùng thì kết quả nửa đầu năm của PVD đã gây thất vọng cho nhà đầu tư.
Lợi nhuận gây thất vọng nhưng MASVN nhận thấy sự hồi phục trong hoạt động kinh doanh thể hiện ở doanh thu quý 2/2022. Doanh thu tăng mạnh trong quý 2/2022 với 1.505 tỷ đồng (+35% so với cùng kỳ) đến từ: (1) Hiệu suất cho thuê giàn khoan trong quý 2/2022 tăng lên 97%, so với mức 95% của cùng kỳ; (2) Giá thuê giàn khoan tự nâng tăng 14%.
Tuy nhiên, bên phía doanh nghiệp đã phát sinh nhiều chi phí, trong đó đáng chú ý là chi phí mua ngoài của PVD đã tăng vọt lên 568 tỷ đồng so với mức 50 tỷ đồng, đáng chú ý mức tăng chi phí này cao hơn mức tăng 394 tỷ đồng của khoản mục doanh thu. MASVN đánh giá khoản chi phí gia tăng này là đột biến và nhiều khả năng sẽ không duy trì trong các kỳ sau.
Nửa đầu năm PVD đã ghi nhận mức lỗ hơn 116 tỷ đồng, tuy nhiên MASVN đánh giá DN đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong năm. Hoạt động cho thuê giàn khoan tại khu vực Đông Nam Á đang hồi phục rất ấn tượng. Theo IHS Markit giá cho thuê giàn khoan tự nâng đã tăng lên mức 90.000 USD/ngày, cao hơn mức trung bình 75.000 USD của giai đoạn từ 2019 – 4/2022, đồng thời hiệu suất cho thuê cũng lên 90% cho thấy triển vọng khả quan trong nửa cuối năm của PVD. Về phía doanh nghiệp, tất cả các giàn của PVD hiện đã có hợp đồng thuê đến cuối năm 2022, doanh nghiệp hiện cũng đã phải thuê thêm giàn bên ngoài để đáp ứng nhu cầu cho thuê.
MASVN dự báo PVD sẽ ghi nhận khoản 228 tỷ đồng LNST cổ đông công ty mẹ trong 6 tháng cuối năm, theo đó mức LNST của năm 2022 lên mức 112 tỷ đồng, EPS đạt 200 đồng/cp. Kỳ vọng PVD sẽ hướng đến vùng giá tương đương Book value, MASVN đưa giá mục tiêu cho PVD ở mức 24.650 đồng/cp.
Trên góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu PVD đang trong xu hướng tăng ngắn hạn và trung hạn. Ngưỡng kháng cự 22.500 có tính chất là đỉnh của nhịp hồi phục trước đó. Nếu thành công chinh phục ngưỡng 22.500, mục tiêu của PVD theo góc độ kỹ thuật sẽ là vùng giá 26.000 đồng/cp.
Xem thêm: Đồng nội tệ Trung Quốc rơi vào thế khó