Vận may của Jack Ma dường như đã kết thúc sau khi ông "vạ miệng" trước công chúng với những lời lẽ chỉ trích công khai đối với hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc.
Vận may của Jack Ma dường như đã kết thúc sau khi ông "vạ miệng" trước công chúng với những lời lẽ chỉ trích công khai đối với hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc.
Jack Ma từng là một người không thể động vào ở Trung Quốc. Thời điểm hiện tại, người sáng lập Alibaba đang phải chịu đựng một đợt hỗn loạn chưa từng có khi chứng kiến gã khổng lồ thương mại điện tử của mình bị phạt chống độc quyền với số tiền kỷ lục, 18 tỷ nhân dân tệ (2,75 tỷ USD).
Bài phát biểu tại Thượng Hải gây ra phản ứng dữ dội từ phía giới chức Trung Quốc, trực tiếp lẫn gián tiếp dẫn đến vụ IPO bom tấn trị giá 37 tỷ USD của Ant Group đổ bể. Đi kèm là sự kiềm chế gắt gao của chính quyền đối với chính gã khổng lồ thương mại điện tử và “nền kinh tế nền tảng” rộng lớn hơn.
“Tinh thần kinh doanh phải đột phá. Nhưng khiêu khích chính phủ cũng cần phải có giới hạn của nó”, Duncan Clark, Chủ tịch công ty tư vấn công nghệ BDA Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh và là tác giả của một cuốn sách về Alibaba và Ma cho biết.
Jack Ma đã "mất hút" trong mắt công chúng và các nhà đầu tư, những người đã từng tôn sùng ông như một "vị thánh" trong giới kinh doanh.
Từng là giáo viên tiếng Anh, Jack Ma đồng sáng lập Alibaba vào năm 1999 từ một căn hộ chung cư ở phía đông thành phố Hàng Châu, cuối cùng đã xây dựng nên một đế chế khổng lồ trải dài từ thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, điện toán đám mây và thậm chí cả siêu thị, khiến ông trở thành doanh nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Ông cũng từng là người giàu nhất Trung Quốc, cho đến khi cuộc kìm kẹp của chính phủ đẩy ông trở lại vị trí thứ tư trong Danh sách người giàu toàn cầu của Hurun được công bố vào tháng 3, mặc dù tài sản của Ma và gia đình ông vẫn tăng 22% vào năm ngoái lên 360 tỷ nhân dân tệ.
Tính đến tháng 7 năm ngoái, ông sở hữu 4,8% cổ phần của Alibaba.
Ma thường được mô tả trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc như một niềm tự hào dân tộc và thậm chí là huyền thoại. Sự nổi tiếng toàn cầu của ông khiến ông trở thành một nhân vật tương tự như đại sứ ngoại giao. Vô số cuốn sách đã được xuất bản về ngày thành lập Alibaba và chiến thuật kinh doanh của Ma.
Những câu châm ngôn kiểu như “Hôm nay khó, ngày mai sẽ tệ hơn, nhưng ngày mốt sẽ nắng”, thường thấy trong giới kinh doanh Trung Quốc. Ở Hàng Châu, các công ty nhỏ thậm chí còn đặt ảnh Ma lên bàn thờ với hy vọng mang lại may mắn.
Tuy nhiên, trong sự hắt hủi của chính quyền Trung Quốc hồi tháng Hai, Jack Ma đã bị loại khỏi danh sách các nhà lãnh đạo doanh nhân Trung Quốc do truyền thông nhà nước công bố.
Franklin Chu, chủ tịch của Sage Capital ở Rye, New York lưu ý rằng cổ phiếu Alibaba đang giao dịch với mức chiết khấu 30%, mức xuống cao nhất trong 52 tuần.
Ông nói: “Tôi gọi đây là sự trượt giá cho sự kiêu ngạo của Jack Ma, kết hợp với sự thù địch với Trung Quốc gần đây của chính quyền Washington. Alibaba sẽ cần phải làm việc chăm chỉ để thiết lập lại mối quan hệ với những người nắm giữ vận mạng của mình”.
Kể từ khi rút lui khỏi công ty, Ma đã tìm cách tập trung thời gian vào hoạt động từ thiện và giáo dục, bao gồm quỹ từ thiện của ông, Quỹ Jack Ma và hai trường học ở Hàng Châu.
Ma là một người tích cực tham gia hội nghị, xuất hiện ít nhất 12 lần trong năm 2019 trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu. Vào tháng/2020, Jack Ma đã mở một tài khoản Twitter - nền tảng bị chặn ở Trung Quốc - chủ yếu đăng tweet về những nỗ lực ngăn chặn COVID-19. Tweet cuối cùng của ông là vào ngày 10/10/2020.
“Điều quan trọng đối với các doanh nhân Trung Quốc là đừng bay quá cao. Đừng nói bừa. Và đừng nói sai bất cứ điều gì", Edward Chen, Chủ tịch của công ty tư vấn fintech China Rising Group có trụ sở tại Thượng Hải cho biết trong một bài đăng video trên mạng xã hội.
“Sự thận trọng trong lời nói và hành động là ưu tiên số 1 để các doanh nhân Trung Quốc có thể sống lâu hơn”.