Hậu Covid-19: Ai cần tầm soát cục máu đông?

Thứ sáu, 25/03/2022 | 10:03 Theo dõi CFĐT trên

PGS Thắng cho rằng chỉ người có nguy cơ đột quỵ như béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu… mới cần tầm soát đột quỵ và không cần phải lạm dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đắt tiền.

Sau khi nghe bạn bè nói  ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể để lại di chứng cục máu đông sau Covid-19 gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tắc mạch phổi có thể tử vong nhanh chóng nên anh Đỗ Đức Tú, 44 tuổi, Gò Vấp, TP.HCM vội vàng đi tầm soát di chứng cục máu đông sau Covid-19.

 Anh Tú kể một đồng nghiệp của anh trước đó mắc Covid-19 và gần đây đi khám sức khoẻ bác sĩ cảnh báo di chứng cục máu đông. May mà phát hiện sớm, bác sĩ kê thuốc uống để tránh nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

 Khi anh Tú đi tầm soát, bác sĩ cho chụp kỹ thuật chụp tĩnh mạch và các kỹ thuật chiếu chụp khác. Chi khoảng gần 14 triệu đồng nhưng anh  không tìm thấy bất thường nào.

PGS Nguyễn Huy Thắng – Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não, BV Nhân dân 115 cho biết có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa Covid-19 và bệnh đột quỵ. Nguyên nhân gây đột quỵ ở bệnh nhân Covid-19 là do cơ chế tăng phản ứng viêm, dẫn đến viêm các mạch máu.  Virus gây ra tình trạng tăng đông, dẫn đến sự hình thành huyết khối trong hệ động mạch, hệ tĩnh mạch và các cơ quan. Một số trường hợp do thuyên tắc huyết khối ngược dòng.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

 Ở giai đoạn hậu Covid-19, những bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ cao khi yếu tố nguy cơ khác, như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc, béo phì…

Nếu bệnh nhân  mắc Covid-19 nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ đột quỵ kèm theo, nguy cơ đột quỵ sẽ rất thấp. Do vậy, PGS Thắng cho rằng  không cần thiết phải tầm soát đột quỵ một cách thường quy.

Nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khác kèm theo, việc tầm soát đột quỵ cũng nên tập trung vào mục tiêu cần hướng đến trong việc kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ này. Không nên lạm dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nếu như bệnh nhân không có triệu chứng đột quỵ.

 Đến thời điểm này, PGS Thắng cho biết hầu hết mọi người đã quá hoảng loạn vì đại dịch và những thông tin nhiễu trên truyền thông, bác sĩ không nên họ phải chịu đựng thêm nữa bằng các gói “tầm soát” hậu Covid-19.

Với các bệnh nhân đã bị đột quỵ và đồng thời hậu nhiễm Covid-19, PGS Thắng cho rằng việc sử dụng kháng đông hoặc kháng kết tập tiểu cầu nên được duy trì. Việc lựa chọn sẽ tuỳ thuộc vào cơ chế đột quỵ trước đó, không nên chuyển sang thuốc kháng đông chỉ vì hậu nhiễm Covid-19.

 Thạc sĩ, BS Nguyễn Dũng – Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hội chứng hậu Covid-19 hay tình trạng hậu Covid-19 xảy ra ở những người đã nhiễm Covid-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

 Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất, nó còn có thể gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và cho xã hội.

 Bạn chỉ đi khám bệnh khi có các triệu chứng:

Khó thở: Nếu thấy khó thở, kèm độ bão hòa O2 thấp (dưới 92%) thì cần chú ý. Tuy nhiên cũng có khi người bệnh bị hụt hơi khi gắng sức vì đã một thời gian dài không hoạt động thể lực do mắc bệnh.

Đau ngực: Nếu đau ngực dữ dội, đặc biệt đau dai dẳng kèm cảm giác buồn nôn, khó thở hoặc choáng váng: có thể là các triệu chứng của cơn đau tim. Nếu đau ngực khi hít vào, có thể do bị viêm phổi. Còn đau ngực dữ dội, đột ngột có thể là do thuyên tắc phổi.

Suy tim hậu Covid-19: Khá hiếm gặp, nhưng nếu bị khó thở hoặc phù chân thì cần đi khám xem có suy tim không. Các triệu chứng của suy tim bao gồm: Khó thở, đặc biệt khi gắng sức; khó thở khi nằm: mệt mỏi; phù chân, tiểu đêm nhiều,…

Theo nghiên cứu mới đây, được công bố trên tạp chí Nature Medicine ngay cả khi hồi phục sau Covid-19 với diễn biến nhẹ, người bệnh vẫn có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn đáng kể cho đến một năm sau khi nhiễm bệnh. Bao gồm: rối loạn mạch máu não, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, huyết khối và các rối loạn chức năng tim khác.  Vì vậy, người đã nhiễm Covid-19 nên theo dõi sức khoẻ của mình và các bất thường tim mạch nếu có.

Theo VNN
Theo VnMedia.vn Copy
Tổn thương mắt do sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài

Tổn thương mắt do sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài

Do dịch COVID-19, người dân phải tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như học online, xem ti vi, làm việc online liên tục trên 8 tiếng/ngày... khiến mắt bị khô, rối loạn điều tiết; thậm chí là cận, loạn thị.
Bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cường đề kháng chống Covid-19

Bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cường đề kháng chống Covid-19

Triệu chứng hậu Covid-19 đang là vấn đề đáng quan tâm đối với mọi người, chính vì thế, Công ty TNHH Dịch vụ và Phát triển Thương mại Trường Vinh đã đưa ra những dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Quá lo lắng cũng dẫn đến biến chứng hậu COVID-19

Quá lo lắng cũng dẫn đến biến chứng hậu COVID-19

TTO - Quá lo lắng về những biến chứng khi mắc COVID-19 dẫn đến mất ngủ, lo âu kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng hậu COVID-19 như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng trưởng cao

Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng trưởng cao

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng tới 9,8% so với quý trước, lên 91,5 tỉ USD vào cuối tháng 12 năm 2021. Mức tăng trưởng hằng năm cũng nhanh hơn, lên tới 25,5%.
Tạm giữ gần 15 tấn đường kính có nhiều dấu hiệu vi phạm

Tạm giữ gần 15 tấn đường kính có nhiều dấu hiệu vi phạm

Kết quả khám phương tiện, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe ô tô tải vận chuyển 14.950 kg đường kính trắng do Thái Lan sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định.
Kremlin cảnh báo cấm vận dầu mỏ của Nga sẽ khiến châu Âu hứng đòn chứ không phải Mỹ

Kremlin cảnh báo cấm vận dầu mỏ của Nga sẽ khiến châu Âu hứng đòn chứ không phải Mỹ

Điện Kremlin hôm qua (21/3) cảnh báo, Châu Âu sẽ hứng chịu ảnh hưởng nặng nề nếu thực hiện lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nga, khiến lục địa này mất đi sự cân bằng về năng lượng. Trong khi đó, Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp