Đã 2 năm trôi qua kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và đảo lộn mọi hoạt động trên thế giới.
Đã 2 năm trôi qua kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và đảo lộn mọi hoạt động trên thế giới.
Thế giới sẽ phải vạch ra những chiến lược dài hạn để sống chung với Delta, với Omicron, và cả những biến chủng khác có thể nổi lên trong tương lai.
Khi chính phủ các quốc gia cho phép mở cửa trở lại ở những cấp độ khác nhau, các cá nhân và doanh nghiệp có thể hành động một cách thận trọng để lập lại bình thường ở một mức nào đó.
“Cho tới nay, các chính phủ vẫn kiểm soát hành vi của người dân, nhưng tôi không nghĩ họ sẽ can thiệp thêm nhiều. Dần dần, các biện pháp phòng bệnh sẽ trở thành lựa chọn của mỗi người”, Giáo sư dịch tễ học Benjamin Cowling thuộc Đại học Hồng Kông nói với hãng tin Bloomberg.
Khả năng biến chủng Omicron có thể vượt qua hàng rào bảo vệ do vắc xin tạo ra – một vấn đề mà đến hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra kết luận – cho thấy mối nguy hiểm của việc chỉ dựa vào tiêm chủng để quay trở lại trạng thá bình thường mới.
Việc xoá bỏ virus là điều gần như không thể ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới vào thời điểm này, nhưng điều chỉnh các thói quen cá nhân và cộng đồng có thể làm chậm lại tốc độ lây nhiễm và giữ an toàn cho những nhóm nguy cơ cao.
Bloomberg đưa ra một số ý tưởng được chắt lọc từ quan điểm của các chuyên gia y tế và thực tiễn quan sát được từ các khu vực khác nhau trên thế giới, nhằm đạt tới cuộc sống chung an toàn với virus, bên cạnh việc tiêm vắc xin.
Chỉ cần một giọt bắn hoặc hạt bụi nhỏ mang vi rút cũng có thể khiến vi rút lây lan trong một không gian đóng kín. Điều đó có nghĩa là các văn phòng, nhà hàng, trường học, xe bus,... sẽ trở nên không an toàn.
Nguy cơ lây nhiễm có thể cao hơn ở các nhà hàng không được trang bị hệ thống thông gió, trong khi thực khách phải cởi bỏ khẩu trang khi ăn. Thực tế này đặt ra sự cần thiết phải có thiết bị giám sát C02 tại nơi công cộng.
Các biện pháp đơn giản bao gồm lắp đặt thiết bị giám sát CO2 để xác định những khu vực có mức thông khí kém, mở cửa sổ và cửa ra vào, và bật quạt để thổi bay những giọt bắn có chứa vi rút.
Việc khó hơn là thiết lập tiêu chuẩn quốc gia và yêu cầu tất cả các toà nhà phải có một hệ thống thông khí tốt hơn để đáp ứng những tiêu chuẩn đó.
Hồi tháng 10/2020, Chính phủ Đức tuyên bố sẽ đầu tư 500 triệu Euro, tương đương 565 triệu USD, để cải thiện hệ thống thông gió trong các toà nhà công cộng như văn phòng, bảo tàng, rạp chiếu phim và trường học.
Máy lọc không khí và các công cụ làm sạch không khí khác hiện đã được sử dụng khá phổ biến trong các gia đình có ý thức bảo vệ sức khoẻ tại các thành phố châu Á có mức độ ô nhiễm cao.
Xem thêm: Vắc xin Pfizer giảm hiệu quả miễn dịch trước biến thể Omicron
Dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhà giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng giá của các sản phẩm này tại các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Ở Mỹ, một bộ test có thể có giá từ 14 USD, trong khi ở Anh, những dụng cụ này được cung cấp miễn phí.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh quốc (NHS) khuyến cáo người dân xét nghiệm nhanh Covid mỗi tuần 2 lần và tự cách ly nếu phát hiện dương tích. Năm nay, Chính phủ Anh đã phát động một chiến dịch cung cấp miễn phí dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid trên toàn quốc.
Đức cũng cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh Covid-19 miễn phí cho tất cả người dân tại các điểm xét nghiệm được mở ở nhiều nơi tại các thành phố. Bộ kit xét nghiệm nhanh ở Đức hiện có giá khoảng 2 Euro, tương đương 2,3 USD, thậm chí trước đây còn rẻ hơn.
Quy định phải tiêm vắc xin hoặc phải xét nghiệm thường xuyên của Singapore là một chương trình đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, ông Shibuya nhấn mạnh. Đảo quốc sư tử đã phát miễn phí hàng triệu bộ kit test nhanh kháng nguyên Covid-19 cho các hộ gia đình.
Từ năm tới, nước này áp dụng quy định người lao động phải tiêm vắc xin hoặc phải xét nghiệm thường xuyên và tự trả phí xét nghiệm nếu muốn được đi làm trong các công sở, nhà máy. Học sinh tiểu học ở Singapore cũng phải xét nghiệm nhanh Covid-19 2 tuần một lần.
Xem thêm: Tỷ phú Ray Dalio: Một thảm hoạ kinh tế khác đang đến với Mỹ
Làm quen với đeo khẩu trang trong nhà, và thậm chí trong cả các sự kiện ngoài trời có đông người tham dự đã trở thành một việc cần thiết để chống Covid-19. Các nhà khoa học cho rằng đeo khẩu trang giúp làm giảm hơn một nửa nguy cơ mắc Covid-19, theo Tạp chí Y khoa Anh.
Người từ 2 tuổi trở lên chưa tiêm vắc xin nên đeo khẩu trang tại những nơi công cộng trong nhà, theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) còn có thêm một khuyến cáo cho những người không thể tránh đám đông hoặc những nơi tập trung đông người trong nhà: hãy đeo khẩu trang và mở cửa sổ để gia tăng sự lưu thông của không khí.
Đối với những người lo ngại về ảnh hưởng môi trường của hàng tỷ chiếc khẩu trang bị vứt bỏ sau khi đã sử dụng, vẫn có một số lựa chọn. Các thương hiệu trên thế giới đang nỗ lực tạo ra các sản phẩm khẩu trang có thể tái sử dụng làm bằng chất liệu cotton hoặc các vật liệu bền vững khác.
Xem thêm: Chứng khoán toàn cầu bật tăng mạnh sau thông tin ‘đáng mừng’ về biến thể Omicron
Linh động cho phép người lao động làm việc tại nhà không chỉ giúp cho người lao động được thoải mái về tinh thần, mà còn giúp hạn chế rủi ro về sức khoẻ. Việc giảm số người đi tàu và xe bus trong giờ cao điểm bằng cách sử dụng mô hình làm việc kết hợp sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Dù ở công sở hay trường học, những biện pháp như kê bàn học, bàn làm việc cách xa nhau hơn, giảm mật độ người trong phòng, và đeo khẩu trang khi nói sẽ giúp phòng chống lây nhiễm. Trên tàu và xe bus, hành khách nên đeo khẩu trang và nên tránh nói chuyện, một biện pháp đã được áp dụng ở Singapore kể từ đầu đại dịch và đã trở thành một nét văn hoá ở Nhật trong mùa cúm hàng năm từ trước khi có Covid-19.
Xem thêm: Tài sản tỷ phú tăng kỷ lục thời kỳ đại dịch, bất bình đẳng giàu - nghèo ngày càng nghiêm trọng
Rửa tay thường xuyên vẫn là một trong những cách tốt nhất để tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc Covid-19, theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ. Cơ quan này khuyến cáo nên chà xát hai bàn tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây đồng hồ, nhất là sau khi đến nơi công cộng hoặc sau khi ho, xì mũi.
Trong điều kiện không có nước và xà phòng, có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay với hàm lượng ít nhất 60% cồn. Sự khác biệt nằm ở chỗ việc rửa tay loại bỏ tất cả các loại vi khuẩn, trong khi dung dịch sát khuẩn chỉ diệt được một số loại vi khuẩn trên da.
Lọ dung dịch sát khuẩn tay giờ đây đã có mặt ở khắp các trường học, toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại, bảo tàng, và nhà hàng tại khắp mọi nơi trên thế giới. Một số văn phòng còn cung cấp giấy lau sát khuẩn cho nhân viên, giấy nến để ngăn cách tay khi nhấn nút lọ đựng dung dịch sát khuẩn, hay lớp bọc kháng khuẩn cho nắm đấm cửa.