Tài sản tỷ phú tăng kỷ lục thời kỳ đại dịch, bất bình đẳng giàu - nghèo ngày càng nghiêm trọng

Thứ tư, 08/12/2021 | 17:07 Theo dõi CFĐT trên
Tài sản các tỷ phú tăng kỷ lục trong thời kỳ đại dịch
Tài sản các tỷ phú tăng kỷ lục trong thời kỳ đại dịch

Tỷ lệ tài sản toàn cầu mà các tỷ phú nắm giữ đã tăng lên mức kỷ lục trong thời kỳ đại dịch.. Khoảng 2.750 tỷ phú đang kiểm soát 3,5% tài sản của thế giới, theo báo cáo "Bất bình đẳng Toàn cầu năm 2022" do Global Inequality Lab công bố.

Con số này tăng nhanh so với thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và cao hơn mức 1% đầu năm 1995. Trong khi đó, một nửa dân số nghèo nhất hành tinh chỉ sở hữu 2% tài sản thế giới, theo Bloomberg.

Báo cáo này càng làm tăng thêm cuộc tranh luận về sự bất bình đẳng ngày càng nghiêm trọng trong đại dịch, vốn đã làm tổn thương các nền kinh tế đang phát triển, những quốc gia thiếu vắc xin cũng như nguồn tài chính để chống đỡ trước cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra. Với các nền kinh tế phát triển, thị trường tài chính và bất động sản đã tăng vọt kể từ khi chạm đáy vào năm ngoái, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong nước.

Theo Lucas Chancel, một trong những tác giả của báo cáo, những xu hướng xuất hiện trong đại dịch chưa từng có trong lịch sử này có lợi cho tầng lớp giàu có, và mức độ hưởng lợi sẽ giảm dần từ tầng lớp giàu có cho tới tầng lớp dân nghèo.

"Thực sự có sự phân cực này trên một thế giới vốn đã rất bất bình đẳng trước đại dịch", ông Lucas cho biết. Đồng thời, ông chia sẻ các tỷ phú đã tích lũy được khối tài sản 3.600 tỷ euro (4.100 tỷ USD) trong cuộc khủng hoảng mà Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khoảng 100 triệu người đã rơi vào cảnh nghèo cùng cực.

Ở hầu hết quốc gia trên thế giới, 10% người giàu nhất kiểm soát khoảng 60% đến 80% lượng tài sản. Dù vậy, báo cáo đã nêu bật sự khác nhau giữa các khu vực

Ở các quốc gia đang phát triển, sự bất bình đẳng đã tăng vọt. Theo báo cáo, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia này hiện chiếm hơn 2/3 tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu, tăng nhanh so với đầu những năm 2000.

Tăng trưởng mang lại lợi ích cho người giàu kể từ năm 1995
Tăng trưởng mang lại lợi ích cho người giàu kể từ năm 1995

Khu vực Mỹ Latinh và Trung Đông là những nơi bất bình đẳng nhất trên thế giới, với hơn 75% của cải nằm trong tay 10% tỷ phú giàu nhất. Nga và khu vực châu Phi cận Sahara cũng không hề kém cạnh.

"Các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ vẫn chịu cảnh thiếu hụt tầng lớp trung lưu. Bất bình đẳng thuộc địa đã được thay thế bằng bất bình đẳng thị trường", theo ông Chancel.

Khoảng cách giàu nghèo cũng được phản ánh trong mức độ phát thải khí carbon. Ví dụ, ở Bắc Mỹ, 10% nhóm người giàu nhất thải ra trung bình 73 tấn trên đầu người mỗi năm. Con số này cao hơn nhiều so với mức chưa tới 10 tấn của nhóm người nghèo.

Được đo lường bằng cả thu nhập và sự giàu có, châu Âu là khu vực bình đẳng nhất. 19% tổng thu nhập mà một nửa số người nghèo nhất châu Âu kiếm được cao hơn so với tỷ lệ tương đương của nhóm người này ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Các chính sách trong đại dịch như hỗ trợ thu nhập cho những người lao động mất việc có thể đã giúp ngăn chặn việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

"Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giữa những người rất giàu có và phần còn lại. Tuy nhiên, ở các quốc gia giàu có, sự can thiệp của chính phủ đã ngăn chặn sự gia tăng khoảng cách", ông Chancel nhấn mạnh.

Báo cáo Bất bình đẳng Toàn cầu 2022 dựa trên công trình của hơn 100 nhà nghiên cứu trên toàn cầu, dẫn đầu bởi các nhà kinh tế tại Trường Kinh tế Paris và Đại học California tại Berkeley. Báo cáo này lần đầu được công bố vào năm 2018.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Chuyện lạ: CEO 8X lập công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ, gấp đôi tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Chuyện lạ: CEO 8X lập công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ, gấp đôi tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Mới đây, CEO Nguyễn Vũ Quốc Anh vừa góp 499.998 tỷ đồng để thành lập công ty chuyên kinh doanh công nghệ như: Sản xuất linh kiện điện tử, buôn bán lẻ máy tính, dịch vụ công nghệ thông tin… Con số này lớn gấp 2 lần khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trên sàn chứng khoán.
Tài sản tỷ phú Elon Musk giảm gần 6 tỷ USD sau vụ tai nạn xe Tesla

Tài sản tỷ phú Elon Musk giảm gần 6 tỷ USD sau vụ tai nạn xe Tesla

Giá cổ phiếu của hãng xe điện Tesla lao dốc mạnh trong phiên đầu tuần sau vụ tai nạn xe ở bang Texas với mối nghi ngờ hướng tới tính năng tự lái của xe điện.
Vì sao tài sản tỷ phú Elon Musk 'bốc hơi' 27 tỷ USD chỉ sau 1 tuần?

Vì sao tài sản tỷ phú Elon Musk 'bốc hơi' 27 tỷ USD chỉ sau 1 tuần?

Năm 2020, Elon Musk lập kỷ lục là một trong những người có tài sản tăng nhanh nhất lịch sử, nhưng dường như câu chuyện lại đang đi theo chiều hướng ngược lại trong năm nay khi khối tài sản của Musk đang đảo chiều với tốc độ cũng nhanh không kém khi tăng giá.
Khẩn: Đà Nẵng tìm người đến chợ, nhiều hàng quán.. và hàng chục địa điểm liên quan ca mắc Covid-19

Khẩn: Đà Nẵng tìm người đến chợ, nhiều hàng quán.. và hàng chục địa điểm liên quan ca mắc Covid-19

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Đà Nẵng vừa có thông báo khẩn tìm người đến hàng loạt các địa điểm liên quan ca mắc Covid-19 ghi nhận trong ngày 7/12.
Phát hiện 19/20 mẫu thực phẩm chức năng có chỉ tiêu an toàn không phù hợp mức công bố

Phát hiện 19/20 mẫu thực phẩm chức năng có chỉ tiêu an toàn không phù hợp mức công bố

Các mẫu thực phẩm chức năng này được Đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG (do Lãnh đạo Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang làm Trưởng đoàn kiểm tra) lấy mẫu tại 07 cơ sở kinh doanh; tổng giá trị hàng hóa vi phạm gần 75 triệu đồng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đề xuất lộ trình xã hội hóa việc tiêm vaccine phòng COVID-19

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế đề xuất lộ trình xã hội hóa việc tiêm vaccine phòng COVID-19

Thủ tướng yêu cầu Chương trình tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 phải chi tiết về số lượng, chủng loại, độ tuổi tiêm, thời gian tiêm, phương án tiêm, việc tiêm trộn giữa các loại vaccine…; tích cực tiêm mũi 3 và đề xuất lộ trình xã hội hóa việc tiêm vaccine phòng COVID-19…
Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề thi tham khảo môn Sinh học – Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Sinh học 12 là: Cơ chế di truyền và biến dị, Tính quy luật của hiện tượng di truyền, Sinh thái học, Tiến hóa…
Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Nhận định đề tham khảo bài thi khoa học tự nhiên – kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Bài thi gồm 3 môn thi thành phần là Vật lí, Hóa học và Sinh học. Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút, tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố; không có câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản trong chương trình học của học sinh.
Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Bị chiếm đoạt tài sản khi cho mượn điện thoại để cài phần mềm Dịch vụ công giả mạo

Công an TP Hà Nội cho biết, thời gian qua, nhiều người dân do điện thoại cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công bị các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại rồi chiếm đoạt tài sản. Trong đó có những trường hợp do cho người thân hoặc bạn bè mượn điện thoại để cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.
Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow 'Làm Mẹ Thật Vi Diệu'

Ca sĩ Đoan Trang chia sẻ bí quyết dạy con tại mini talkshow "Làm Mẹ Thật Vi Diệu"

Đồng hành cùng Mẹ Siêu Nhân, mini talkshow Làm Mẹ Thật Vi Diệu ra đời với mục đích làm rõ tâm lý ở mỗ tình huống, cách hành xử của con trẻ lẫn những người mẹ nghệ sĩ trong chương trình. Ở Tập 1 Mini talkshow, ca sĩ Đoan Trang đã chia sẻ bí quyết dạy con; trong khi đó Vân Hugo đồng cảm với Phạm Quỳnh Anh và Thảo Trang...
Cafe Khởi nghiệp