Theo đó, nguồn kinh phí từ ngân sách xấp xỉ 800 tỷ đồng để chi cho các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách theo quy định của trung ương và chính sách đặc thù của Hà Nội; còn nguồn xã hội hóa gần 205 tỷ đồng để chi hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng ngoài chính sách.
Trong đó, nguồn kinh phí ngân sách hơn 512 tỷ đồng được chi cho hơn 1,6 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn theo nội dung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7/2021 của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Đến thời điểm này, Hà Nội đã triển khai được 11/12 nhóm chính sách do Chính phủ quy định, nhóm còn lại nhóm chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm, hiện các cơ quan chức năng chưa nhận được hồ sơ nào đề nghị hỗ trợ.
Các chính sách có nhiều người thụ hưởng là giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng mức đóng % đã có 1,423 triệu lao động được tiếp cận, thụ hưởng. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đã có 28/30 quận, huyện, thị xã ra quyết định hỗ trợ cho gần 16.000 lao động; chính sách hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế đã đến với hơn 13.000 người.
Đến cuối ngày 10/9, toàn thành phố đã ra quyết định hỗ trợ cho gần 137.000 lao động tự do với số tiền hơn 205 tỷ đồng (1,5 triệu đồng/người), nâng. Như vậy, trong 10 ngày đầu tháng 9, toàn thành phố có thêm 44.000 lao động tự do được hỗ trợ.
Về nguồn kinh phí từ ngân sách Thành phố (gần 287,5 tỷ đồng), hiện đã có 285.000 người, hộ kinh doanh được hưởng theo các chính sách hỗ trợ an sinh đặc thù của thành phố Hà Nội.
Đến thời điểm này, các địa phương đã hoàn thành chi trả cho 282.654 người thuộc đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và hộ nghèo.