Theo nhiều nhà chuyên gia, giá lương thực đã tăng trong vài tháng qua và gạo - một loại lương thực chính ở phần lớn khu vực châu Á có thể là mặt hàng tiếp theo ghi nhận đà tăng về giá.
Theo nhiều nhà chuyên gia, giá lương thực đã tăng trong vài tháng qua và gạo - một loại lương thực chính ở phần lớn khu vực châu Á có thể là mặt hàng tiếp theo ghi nhận đà tăng về giá.
- Theo nhiều nhà chuyên gia, giá lương thực đã tăng trong vài tháng qua và gạo - một loại lương thực chính ở phần lớn khu vực châu Á có thể là mặt hàng tiếp theo ghi nhận đà tăng về giá.
Cụ thể, giá của nhiều loại thực phẩm từ lúa mì, các loại ngũ cốc đến thịt và dầu liên tiếp ghi nhận những mức cao mới, nguyên do chủ yếu đến từ cuộc xung đột căng thẳng giữa Nga - Ukraine.
Bên cạnh đó, gián đoạn chuỗi cung ứng hay lệnh cấm xuất khẩu lương thực của nhiều quốc gia, bao gồm Ấn Độ (lúa mì), Ukraine (lúa mì, yến mạch, đường,...), Indonesia (dầu cọ) và Malaysia (thịt gà) cũng góp phần vào xu hướng tăng giá của lương thực - thực phẩm.
Không những thế, chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) chỉ ra rằng, giá gạo quốc tế đã tăng liên tiếp trong 5 tháng qua để chạm ngưỡng cao nhất trong vòng một năm trở lại đây.
Các chuyên gia nhận định, sản lượng lúa gạo tiếp tục ghi nhận ở mức dồi dào, nhưng giá lúa mì tăng đi cùng với chi phí canh tác cao sẽ khiến giá gạo cần phải được theo dõi chặt chẽ.
Sonal Varma, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Nhật Bản Nomura cho biết: “Chúng ta cần theo dõi giá gạo trong thời gian tới bởi giá lúa mì tăng có thể làm tăng nhu cầu đối với gạo và giảm lượng dự trữ hiện có”.
Xem thêm: Giá ngũ cốc tăng cao thúc đẩy nông dân Nhật Bản trồng lúa mì thay thế lúa gạo
Nguy cơ chủ nghĩa bảo hộ
Bà Varma đưa ra quan điểm, chi phí thức ăn chăn nuôi và phân bón đã tăng lên, còn giá năng lượng đang khiến chi phí vận chuyển hàng hóa đắt hơn, "vì vậy, có nguy cơ chúng ta sẽ thấy các quốc gia tăng cường chủ nghĩa bảo hộ”.
Tuy nhiên, bà cho rằng, rủi ro đối với gạo vẫn ở mức thấp do tồn kho gạo trên toàn cầu vẫn dồi dào và Ấn Độ dự kiến bội thu trong mùa hè này.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine do Nga tiến hành đã khiến giá lúa mì tăng hơn 50% so với thời điểm năm ngoái bởi hai quốc gia này đều là những nước lớn về xuất khẩu lúa mì.
Chỉ riêng thứ Hai tuần trước, giá lúa mì đã tăng 4% sau một số diễn biến ở Ukraine. Theo Reuters, các thương nhân đã mua nhiều gạo của Ấn Độ hơn trong hai tuần qua.
David Laborde - chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế cho hay: “Ngay bây giờ, tôi lo lắng hơn nhiều khi Ấn Độ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo trong những tuần tới như họ đã nghĩ đến sau khi ban bố lệnh cấm xuất khẩu lúa mì và đường”.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Ấn Độ và Trung Quốc là hai nhà sản xuất gạo hàng đầu thế giới, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng toàn cầu. Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 5, trong khi Thái Lan đứng thứ 6.
Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với lúa mì vào tháng 5 với lý do cần “quản lý an ninh lương thực tổng thể của đất nước” đồng thời áp dụng các hạn chế đối với mặt hàng đường chỉ vài ngày sau lệnh cấm lúa mì.
Xem thêm: Chủ nghĩa bảo hộ lương thực làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát và nạn đói
Tăng giá liệu có thích hợp không?
Laborde nói rằng việc tăng giá sẽ tốt hơn nhiều so với bất kỳ lệnh cấm xuất khẩu nào.
Nafees Meah - Đại diện khu vực Nam Á tại Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế nói thêm rằng chi phí năng lượng, đang tăng trên toàn cầu, chiếm một phần lớn chi phí sản xuất lúa gạo
"Vì vậy, nếu thị trường tăng giá thì tại sao nông dân lại không được hưởng lợi từ sự tăng giá này", ông Nafees nói.
Thế nhưng, giá gạo tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều quốc gia khu vực châu Á - nơi tiêu thụ gạo lớn nhất.
Nhưng giá gạo tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều người ở châu Á, nơi tiêu thụ lương thực chính lớn nhất. “Chính vì vậy, khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, các quốc gia như Đông Timor, Lào, Campuchia, Indonesia có thể sẽ bị ảnh hưởng khá nặng nề nếu giá tiếp tục duy trì xu hướng tăng và tăng ở mức rất cao”.
Theo bà Frederique Carrier, CEO tại RBC Wealth Management, chỉ số giá thực phẩm của Liên hợp quốc cho thấy giá cả hiện cao hơn 75% so với mức trước đại dịch.
Bà cho hay: “Tình trạng thiếu lao động liên quan đến đại dịch và cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn do vừa cắt giảm nguồn cung cấp lương thực vừa đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa”, đồng thời cho biết, khoảng 1/3 chi phí sản xuất thực phẩm liên quan đến năng lượng.
Xem thêm: Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mì