CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) mới đây đã công bố báo cáo kết quả giao dịch mua lại trái phiếu trước hạn của doanh nghiệp.
CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) mới đây đã công bố báo cáo kết quả giao dịch mua lại trái phiếu trước hạn của doanh nghiệp.
Cụ thể, GEX mua lại toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu GEXH2124003. Được biết, trái phiếu phát hành ngày 31/12/2021 và đáo hạn ngày 31/12/2024 với kỳ hạn 3 năm.
Như vậy, sau hơn 5 tháng phát hành, công ty đã mua lại toàn bộ lô trái phiếu này.
Trước đó, ngày 27/5, Gelex thông báo phương án mua lại ba lô trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 1.200 tỷ đồng. Các trái phiếu này lần lượt được phát hành ngày 15/4/2020, ngày 13/5/2020 và ngày 31/12/2021, tất cả đều có kỳ hạn ba năm. Ngày tổ chức mua lại là ngày 8/6 và 17/6/2022.
Thêm nữa, Gelex công bố thông tin hoàn tất mua lại 300 tỷ đồng trái phiếu trước hạn vào ngày 19/5/2022.
Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 19/5/2021, có lãi suất cố định là 8,5%/năm, kỳ hạn 3 năm và thời gian đáo hạn là ngày 19/5/2022. Giá mua lại mỗi trái phiếu bằng mệnh giá trái phiếu (100 triệu đồng/trái phiếu) cộng với tiền lãi trái phiếu tính theo số ngày thực tế.
Ngoài ra, lô trái phiếu này được bảo đảm bằng 18 triệu cổ phần GEX tại Tập đoàn GELEX và hơn 21 triệu cổ phiếu PXL tại CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn. Tổng giá trị tài sản bảo đảm được xác định khi phát hành là 460 tỷ đồng. Định kỳ ba tháng một lần, tài sản bảo đảm được định giá lại.
Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, GEX đã tổ chức tổng cộng 4 đợt mua lại trái phiếu với trị giá 1.500 tỷ đồng.
Xem thêm: Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital bán cổ phiếu GEX
Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex, GEX) được thành lập năm 1990, tiền thân là Tổng công ty Thiết bị Kỹ thuật điện. Lĩnh vực kinh doanh chính của GEX là sản xuất thiết bị điện, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực khác bao gồm: Tiện ích (Năng lượng và Nước sạch), Logistics (Dịch vụ Logistics và Hạ tầng) và Bất động sản.
GEX sở hữu các thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Thiết bị điện (CADIVI, THIBIDI, HEM, EMIC, EEMC), hậu cần (SOTRANS, VIETRANSTIMEX, SOWATCO). Mạng lưới kinh doanh của GEX tập trung tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai. Khách hàng của Công ty bao gồm nhiều tập đoàn lớn như: EVN, PetroVietnam, Vinacomin, Vicem, VNSteel, Vinaconex
Xét về hoạt động kinh doanh, kết thúc 2021, Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán của Gelex ghi nhận nợ phải trả là hơn 40.691 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần từ mức 18.936 tỷ đồng hồi đầu năm.
Trong đó, nợ ngắn hạn tăng từ hơn 10.831 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên gần 23.000 tỷ đồng cuối năm 2021. Còn nợ dài hạn cũng tăng gấp 2,2 lần lên thành hơn 17.717 tỷ đồng trong năm 2021.
Kết thúc quý I/2022, Gelex đạt 8.645 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 96% và đạt 24% kế hoạch năm; lãi trước thuế 901 tỷ đồng, tăng 170% và đạt 34% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 694 tỷ đồng, tăng 138%.
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm 2022, Gelex đặt kế hoạch tổng doanh thu 36.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.618 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng 27,3% so với thực hiện trong năm 2021.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên sáng đầu tuần (13/6), cổ phiếu GEX giao dịch ở mức 23,000 đồng/cổ phiếu.
Xem thêm: Nga tìm hướng đi trong việc thanh toán trái phiếu bằng đồng USD