Giá Bitcoin bất ngờ tụt dốc mạnh tối 16/11. Các chuyên gia nhận định, đà giảm của Bitcoin có thể đến từ sức ép từ phía Trung Quốc và áp lực chốt lời vào những tuần cuối năm.
Giá Bitcoin bất ngờ tụt dốc mạnh tối 16/11. Các chuyên gia nhận định, đà giảm của Bitcoin có thể đến từ sức ép từ phía Trung Quốc và áp lực chốt lời vào những tuần cuối năm.
Dữ liệu của Coin360 vào lúc 19h00’ (giờ Việt Nam) cho thấy, giá Bitcoin được giao dịch ở mức 60.551.51 USD, giảm 7,93% so với ngày hôm qua. Trong 24 giờ qua, giá Bitcoin thời điểm cao nhất đạt 66,291.80 USD, thấp nhất ở mức 60.551.51 USD.
Theo thống kê, khối lượng giao dịch Bitcoin trong khoảng 24 giờ qua là 45,2 tỷ USD, vốn hóa của thị trường Bitcoin ghi nhận ở mức 1,141 tỷ USD.
Trên sàn Vicuta, giá tiền số này được điều chỉnh mua vào mức 1,454 tỷ đồng và bán ra mức 1,389 tỷ đồng.
Thị trường ngập trong sắc đỏ. Ethereum giảm 9,33%, giao dịch ở mức 4,281.11 USD. Cardano giảm 8,49%, giao dịch ở mức 1.89 USD. XRP giảm 9,73%, giao dịch ở mức 1.08 USD. Dogecoin giảm 8,38%, giao dịch ở mức 0.231537 USD. Polkadot giảm 12,1%, giao dịch ở mức 41.18 USD. ADA giảm 8,58%, ghi nhận giao dịch quanh ngưỡng 1.89 USD.
Tổng vốn hóa toàn thị trường ghi nhận ở mức 2.608 tỷ USD, giảm 8,57% so với 24h qua.
Ether - đồng tiền mã hóa lớn thứ 2 thế giới - cũng chứng kiến mức giảm 7,68% sau một ngày xuống còn 4.310 USD/đồng. So với mức đỉnh 4.859 USD/đồng thiết lập hôm 10/11, giá Ether đã lao dốc 11,62%.
Nguyên nhân đằng sau biến động giá của Bitcoin vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định đà giảm có thể đến từ sức ép từ phía Trung Quốc và áp lực chốt lời vào những tuần cuối năm.
Hôm 16/11, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) - cơ quan lập kế hoạch của đất nước - cho biết sẽ tiếp tục trấn áp mạnh mẽ hoạt động khai thác tiền mã hóa tại đất nước 1,4 tỷ dân.
Hồi đầu năm, Trung Quốc đã siết chặt kiểm soát đối với hoạt động khai thác Bitcoin, khiến các thợ đào phải chuyển sang những nơi khác. Bắc Kinh lo ngại rằng hoạt động khai thác sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng.
"Hoạt động khai thác tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải carbon", bà Meng Wei - người phát ngôn của NDRC - lập luận.
“Việc kiểm soát các hoạt động khai thác tiền mã hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc tối ưu hóa cấu trúc công nghiệp, tiết kiệm năng lượng và cắt giảm phát thải, từ đó đạt được mục tiêu phát thải và trung hòa carbon”, bà nói thêm.
Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, tức giảm sự gia tăng ròng khí thải nhà kính vào khí quyển do hệ quả từ các hoạt động kinh doanh hoặc khi vận hành những sản phẩm dịch vụ.