Ford, GM lấn sân sang lĩnh vực sản xuất chip

Thứ sáu, 19/11/2021 | 19:16 Theo dõi CFĐT trên

Bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chất bán dẫn, hai công ty ô tô lớn nhất của Detroit đang tìm cách liên kết với các nhà sản xuất chip máy tính.

Ford, GM lấn sân sang lĩnh vực sản xuất chip
Ford, GM lấn sân sang lĩnh vực sản xuất chip

Hai nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ - Ford Motor Co. và General Motors Co. (GM) – đang tính lấn sang sang lĩnh vực bán dẫn sau hơn một năm thế giới trải qua tình trạng thiếu chip, gây ảnh hưởng tới sản lượng xe của hai hãng trên toàn cầu.

Đưa chuỗi cung ứng về quê nhà

Hãng Ford ngày 18/11 đã phác thảo một thỏa thuận chiến lược với nhà sản xuất chip GlobalFoundries Inc. để lập liên doanh sản xuất chip tại Mỹ. GM sau đó cũng cho biết công ty này đang củng cố mối quan hệ với một số tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực bán dẫn - bao gồm Qualcomm Inc. và NXP Semiconductors NV - và có các thỏa thuận để đồng phát triển sản xuất chip máy tính.

Số lượng chất bán dẫn trong một chiếc ô tô hiện đại, từ hệ thống đánh lửa đến hệ thống phanh, có thể vượt quá một nghìn
Số lượng chất bán dẫn trong một chiếc ô tô hiện đại, từ hệ thống đánh lửa đến hệ thống phanh, có thể vượt quá một nghìn

Động thái của hai đại gia ngành ô tô cho thấy những gián đoạn do đại dịch đã buộc các công ty phải tìm cách tăng khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng với việc chuyển hoạt động sản xuất về gần quê nhà.

Nhiều công ty đa quốc gia đã vấp phải cú sốc trước những hỗn loạn khi các nước đóng cửa biên giới, áp hạn chế và phong tỏa để ứng phó với đại dịch. Một số công ty đã phải đưa ra các giải pháp dài hạn.

Do vẫn đang tiếp tục đối mặt với tình trạng chậm trễ và tắc nghẽn trong khâu vận chuyển, các doanh nghiệp phải xem xét lại vị trí địa lý của chuỗi cung ứng và ưu tiên cho các chiến lược đảm bảo sự chắc chắn trong mô hình thuê ngoài vốn mang lại hiệu quả cao trước đây.

Trong ngành công nghiệp ô tô, các nhà sản xuất đang bắt đầu đảo ngược các quyết định thuê ngoài sản xuất các linh kiện quan trọng được thực hiện suốt nhiều thập kỷ qua. 

Mối quan hệ "cộng sinh" giữa các hãng ô tô và công nghệ

Mối quan hệ
Mối quan hệ "cộng sinh" giữa các hãng ô tô và công nghệ

Cuộc khủng hoảng này cũng đang thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng hơn giữa các ngành công nghiệp khi lãnh đạo từ cả các hãng ô tô lẫn công nghệ đang hợp tác cùng nhau để giải quyết thách thức, đưa ra các sản phẩm mới, đặc biệt là khi ngành ô tô ngày càng được tự động hóa nhiều hơn.

“Chúng tôi cần các bạn, các bạn cũng cần chúng tôi”, CEO Pat Gelsinger của Intel Corp. phát biểu tại một sự kiện ô tô hồi tháng 9. “Đây là tương lai cộng sinh mà ở đó chúng ta không ngừng đổi mới và cung cấp sản phẩm, khi ô tô ngày càng trở thành một chiếc máy tính có 4 bánh”.

Không chỉ hợp tác với GlobalFoundries để sản xuất chip, Ford thậm chí định phát triển con chip riêng để cải thiện một tính năng trên sản phẩm của mình như khả năng lái tự động, hệ thống pin trên xe điện. Hãng xe có trụ sở tại Michigan cho biết việc này giúp hãng tránh được những cuộc khủng hoảng thiếu chip trong tương lai.

Theo ông Chuck Gray, Phó Chủ tịch phụ trách phần mềm và kiểm soát xe của Ford, nằm trong thỏa thuận với GlobalFoundries, Ford hướng tới sản xuất các con chip cao cấp có thể được đưa vào xe hơi trong vài năm tới.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc lấn sân sang thiết kế chip không phải là một nhiệm vụ đơn giản đối với Ford. Các công ty thường phải mất nhiều năm để hoàn thiện chu trình này.

Hơn nữa, kể cả trước khi đại dịch khiến nhu cầu chip tăng cao, các công ty bán dẫn đã phàn nàn về tình trạng thiếu nghiêm trọng kỹ sư có trình độ. Khi lấn sang vào lĩnh vực này, Ford sẽ phải cạnh tranh để giành nhân tài với các công ty chip như Intel và Nvidia Corp. Đó là chưa kể tới những công ty có nguồn tài chính dồi dào như Amazon và Apple khi cả hai đại gia công nghệ này đang triển khai thiết kế con chip riêng.

Cơ sở sản xuất chất bán dẫn của GlobalFoundries ở Malta, NY
Cơ sở sản xuất chất bán dẫn của GlobalFoundries ở Malta, NY

Mặc dù vậy, việc Ford cũng như GM tham gia vào lĩnh vực chip cho thấy các công ty ô tô đang âm thầm tìm cách kiểm soát những mảng quan trọng với khả năng cạnh tranh trong tương lai của mình. 

Trong một cuộc gọi với nhà đầu tư ngày 18/11, Chủ tịch GM Mark Reuss cho biết công ty này đang làm việc với một số công ty bán dẫn.

“Chúng tôi nhận thấy nhu cầu chip sẽ tăng gấp đôi trong vài năm tới”, bà Reus cho biết và nói thêm rằng các dòng xe của GM sẽ ngành càng ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn.

Con chip được dùng để kiểm soát nhiều tính năng trên ô tô từ hiệu chỉnh động cơ cho đến đánh lái và bật túi khí. Năm nay, các nhà sản xuất ô tô phải cạnh tranh giành nguồn cung chip với các hãng máy tính, điện tử tiêu dùng khi nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng này tăng vọt trong đại dịch.

Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất của khủng hoảng thiếu chip và tình trạng này chưa biết sẽ kéo dài đến bao giờ. Một số lãnh đạo hãng xe và nhà phân tích kỳ vọng tình hình sẽ dần khởi sắc, nhưng phần lớn dự báo tình trạng gián đoạn sẽ còn tiếp diễn trong năm 2022 và có thể lâu hơn. Thiếu chip buộc các nhà sản xuất ô tô phải cắt giảm sản lượng hàng triệu chiếc trong thời gian tới.

Ngoài chip, pin cũng đang ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng khi ngành công nghiệp ô tô đang dịch chuyển sang xe điện. Các hãng xe đang lo ngại rằng họ sẽ không có đủ nguồn cung pin xe điện và vật liệu thô để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của mình.

Ford, Volkswagen AG, GM và nhiều nhà sản xuất ô tô khác đều đang hợp tác với các công ty pin xe điện để xây dựng nhà máy mới và đảm bảo lợi thế về công nghệ cũng như nguồn cung ổn định hơn trong tương lai.

Giai Kỳ
Theo VnMedia.vn Copy
Trung Quốc gặp khó trong tham vọng tự chủ chip bán dẫn

Trung Quốc gặp khó trong tham vọng tự chủ chip bán dẫn

Thời gian qua, nhiều hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển chip bán dẫn của riêng họ. Một động thái cho thấy nỗ lực hướng tới mục tiêu trở thành tự chủ trong lĩnh vực chip bán dẫn của Trung Quốc.
TSMC khuyến cáo tình trạng thiếu chip điện tử sẽ kéo dài đến 2022

TSMC khuyến cáo tình trạng thiếu chip điện tử sẽ kéo dài đến 2022

Công ty TNHH Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) cho biết, họ đang làm tất cả những gì có thể để tăng năng suất và giảm bớt tình trạng thiếu chip điện tử trên toàn thế giới, nhưng nguồn cung khan hiếm có thể sẽ tiếp tục trong năm tới.
Crystal Bay huy động 450 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 9,5%/năm

Crystal Bay huy động 450 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 9,5%/năm

Sau 5 năm thành lập, Công ty Cổ phần Crystal Bay lần đầu tiên gọi vốn qua kênh trái phiếu, thu về 450 tỷ đồng, gần bằng một nửa vốn chủ sở hữu.
Áp lực bán tháo gia tăng, chứng khoán đồng loạt giảm sâu

Áp lực bán tháo gia tăng, chứng khoán đồng loạt giảm sâu

Chốt phiên làm việc cuối tuần hôm nay (19/11), các chỉ số niêm yết trên sàn chứng khoán đã đồng loạt giảm sâu do áp lực bán tháo của giới đầu tư. Trong đó, Vn-Index để mất tới hơn 17 điểm kèm thanh khoản cao.
Tạm giữ lô hàng trên 2.000 sản phẩm có nhiều dấu hiệu vi phạm

Tạm giữ lô hàng trên 2.000 sản phẩm có nhiều dấu hiệu vi phạm

Thực hiện Kế hoạch 139/KH-CQLTT ngày 13/4/2021 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc về đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025. Ngày 18/11/2021, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5 đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh do bà Nguyễn Thị Hoàn, sinh năm 1989 làm chủ hộ kinh doanh
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp