Trung Quốc gặp khó trong tham vọng tự chủ chip bán dẫn

Thứ tư, 27/10/2021 | 18:39 Theo dõi CFĐT trên

Thời gian qua, nhiều hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển chip bán dẫn của riêng họ. Một động thái cho thấy nỗ lực hướng tới mục tiêu trở thành tự chủ trong lĩnh vực chip bán dẫn của Trung Quốc.

Trung Quốc gặp khó trong tham vọng tự chủ chip bán dẫn
Trung Quốc gặp khó trong tham vọng tự chủ chip bán dẫn

Thời gian qua, trong khuôn khổ chiến lược hướng tới mục tiêu tự chủ công nghệ chip, nhiều hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, Trung Quốc vẫn còn cách xa mục tiêu đó bởi quốc gia này vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài và tương đối tụt hậu trên thị trường chip.

Là linh kiện quan trọng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh, tủ lạnh cho tới ôtô, chip đang trở thành nhân tố chính trong cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong nhiều năm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đầu tư mạnh vào thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa nhưng phải vật lộn để theo kịp các đổi thủ Mỹ cũng như trong khu vực châu Á. Cùng với đó, chất bán dẫn đang ngày càng được nhiều nước xem là vấn đề an ninh quốc gia và là dấu hiệu của sức mạnh công nghệ - theo hãng tin CNBC.

Xem thêm: Các ‘ông lớn’ ô tô Nhật Bản vội vã đối phó việc thiếu chip bán dẫn

Những bước tiến tự chủ công nghệ chip bán dẫn như "muối bỏ bể"

Năm 2021, hàng loạt hãng công nghệ lớn của Trung Quốc đã có các động thái lớn liên quan tới chip. Hồi tháng 8, gã internet khổng lồ Baidu ra mắt Kunlun 2, con chip trí tuệ nhân tạo thế hệ thứ hai. Mới đây, hãng thương mại công nghệ Alibaba ra mắt con chip thiết kế riêng cho máy chủ và hệ thống điện toán đám mây. Còn nhà sản xuất điện thoại thông minh Oppo cũng đang phát triển bộ vi xử lý cao cấp dành riêng cho sản phẩm của mình.

Theo các nhà phân tích, những động thái trên giúp Trung Quốc bước gần hơn tới mục tiêu tự chủ công nghệ chip nhưng chỉ như “muối bỏ bể”. Nguyên nhân là, dù thiết kế được con chip riêng, các công ty này vẫn phải phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài trong khâu sản xuất cũng như chuỗi cung ứng. 

“Đây là những bước đi giúp Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu tự chủ chip nhưng chỉ là bước đi nhỏ”, Peter Hanbury, đối tác tại Bain & Company, nói với CNBC. “Đây là những con chip được thiết kế trong nước nhưng nhiều tài sản trí tuệ, khâu sản xuất, thiết bị và vật liệu vẫn có nguồn gốc nước ngoài”.

Xem thêm: Sự phụ thuộc của tập đoàn công nghệ Mỹ vào các nhà sản xuất chip Đài Loan sẽ kéo dài

Chuỗi cung ứng do nước ngoài chi phối

Chuỗi cung ứng do nước ngoài chi phối
Chuỗi cung ứng do nước ngoài chi phối

Nhìn vào thông số cụ thể của các con chip nội địa Trung Quốc càng cho thấy sự phụ thuộc của quốc gia này vào công nghệ nước ngoài. Ví dụ, con chip Yitian 710 mới của Alibaba được phát triển dựa trên nền tảng cấu trúc của hãng chip Arm đến từ Anh. Con chip này cũng được xây dựng trên tiến trình 5 nanomet – công nghệ chip tiên tiến nhất hiện nay. Trong khi đó, con chip Kunlun 2 của Baidu dựa trên tiến trình 7 nanomet. Còn Oppo được cho là đang phát triển con chip 3 nanomet.

Việc không có năng lực sản xuất những con chip công nghệ cao ở kích thước nhỏ như thế này là một thách thức với Trung Quốc. Hiện tại, nước này phụ thuộc vào 3 công ty – Intel của Mỹ, TSMC của Đài Loan và Samsung của Hàn Quốc.

Xem thêm: TSMC khuyến cáo tình trạng thiếu chip điện tử sẽ kéo dài đến 2022

SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, hiện vẫn thua xa các đối thủ về công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở khâu sản xuất. Kể cả những công ty như TSMC và Intel cũng phụ thuộc vào thiết bị và công cụ sản xuất từ các công ty khác. Quyền lực ở đây thuộc về công ty Hà Lan ASML – công ty duy nhất trên thế giới có khả năng chế tạo máy móc sản xuất các loại chip cao cấp nhất.

“Hệ sinh thái chất bán dẫn rất lớn và phức tạp, vì vậy việc tự chủ với phạm vi công nghệ và năng lực sản xuất rộng như vậy là rất khó”, ông Hanbury cho biết.

Theo ông, nhìn chung, thách thức lớn nhất trong việc tự chủ là có lợi thế dẫn đầu, mà ở đó không chỉ cần đầu tư tiền bạc mà còn phải vượt qua những yêu cầu cao về chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy lâu dài.

Việc phụ thuộc vào các công ty nước ngoài khiến doanh nghiệp Trung Quốc dễ bị tổn thương trước những căng thẳng địa chính trị, như trường hợp của SMIC và Huawei.

Huawei đã thiết kế bộ vi xử lý smartphone của riêng mình có tên Kirin. Con chip này được phát triển dựa trên những công nghệ mới nhất và giúp công ty này trở thành một trong những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, năm 2019, Huawei bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” thương mại, bị hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ. Năm ngoái, Washington ra quy định yêu cầu các công ty nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải xin giấy phép mới được bán chip cho Huawei.

Con chip của Huawei hiện do TSMC sản xuất. Từ khi có quy định trên của Mỹ, TSMC đã dừng sản xuất cho Huawei, gây ảnh hưởng lớn tới mảng smartphone của công ty Trung Quốc.

Xem thêm: Cảnh báo chip giả, kém chất lượng giữa cuộc khủng hoảng khan hiếm chip toàn cầu

Ngoài Huawei, SMIC cũng nằm trong danh sách đen bị hạn chế tiếp cận với công nghệ Mỹ. Chính những hạn chế này được cho là mối quan ngại khiến các công ty Trung Quốc buộc phải tìm cách tự phát triển con chip của riêng mình.

Trung Quốc hiện đang ở đâu?

Trung Quốc hiện đang ở đâu?
Trung Quốc hiện đang ở đâu?

Trong khi đó, trên thế giới, các chính phủ cũng xem chất bán dẫn là công nghệ mang tính chiến lược với quốc gia. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi đầu tư 50 tỷ USD vào nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn, thu hút các nhà sản xuất chip đầu tư vào Mỹ. Hồi tháng 3, Intel công bố đầu tư 20 tỷ USD xây 2 nhà máy sản xuất chip mới tại Mỹ.

Xem đây là vấn đề quan trọng với an ninh quốc gia, chính quyền của ông Biden đang muốn đưa hoạt động sản xuất chip trở lại Mỹ, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bán dẫn đang quá tập trung tại khu vực châu Á.

Bên cạnh đó, các quốc gia đồng minh cũng đang hợp tác với nhau để đảm bảo an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn của mình. Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia – còn gọi là Bộ Tứ (Quad), hồi tháng 9 công bố thành lập sáng kiến chuỗi cung ứng bán dẫn nhằm xác định những điểm dễ tổn thương và đảm bảo khả năng tiếp cận chất bấn dẫn cũng như các linh kiện quan trọng khác.

Gần đây, nhiều cuộc thảo luận về chuỗi cung ứng bán dẫn nổi lên trên toàn cầu trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến tình trạng thiếu chip trầm trọng, ảnh hưởng tới nhiều ngành công nghiệp từ ô tô cho tới điện tử tiêu dùng.

Xem thêm: Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu có thể kéo dài tới 2023

Về phía Trung Quốc, dù đi trước nhiều quốc gia về phát triển chip nhưng vẫn gặp nhiều thách thức để bắt kịp với các công nghệ bán dẫn tiên tiến, ít nhất là trong ngắn hạn. Ví dụ, SMIC có thể sản xuất quy mô lớn với con chip 28 nanomet – dùng cho TV và thậm chí cả ô tô. Điều này giúp ích nhiều cho Trung Quốc, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng chip như hiện nay. Tuy nhiên, để so sánh, TSMC hiện đã sản xuất con chip 3 nanomet. Theo đó, SMIC sẽ phải nắm được các quy trình sản xuất mà TSMC đã trải qua nhiều năm trước khi có thể bắt kịp.

Peter Hanbury cho rằng, SMIC có cố gắng thế nào cũng không thể bắt kịp công nghệ mới nhất vì trong lúc họ nỗ lực, các hãng khác vẫn đang tiến về phía trước.

Theo CNBC
Theo VnMedia.vn Copy
TSMC khuyến cáo tình trạng thiếu chip điện tử sẽ kéo dài đến 2022

TSMC khuyến cáo tình trạng thiếu chip điện tử sẽ kéo dài đến 2022

Công ty TNHH Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) cho biết, họ đang làm tất cả những gì có thể để tăng năng suất và giảm bớt tình trạng thiếu chip điện tử trên toàn thế giới, nhưng nguồn cung khan hiếm có thể sẽ tiếp tục trong năm tới.
Bitcoin bất ngờ lao dốc, thị trường ngập trong sắc đỏ

Bitcoin bất ngờ lao dốc, thị trường ngập trong sắc đỏ

Giá Bitcoin trồi sụt khó đoán định. Đồng tiền ảo lớn nhất thế giới hiện đang giao dịch ở mức 60.689,19 USD. Thị trường ngập trong sắc đỏ.
Thuế bất động sản: Con đường tiến tới ‘thịnh vượng chung’ của Trung Quốc?

Thuế bất động sản: Con đường tiến tới ‘thịnh vượng chung’ của Trung Quốc?

Sau gần 2 thập kỷ Bắc Kinh đưa ra ý tưởng về thuế bất động sản thì giờ đây, Trung Quốc đang tiến gần hơn bao giờ hết đến việc áp thuế đối với những người sở hữu bất động sản.
'Kỳ lân' blockchain và game NFT được định giá hơn 2 tỷ USD chỉ sau 9 tháng

'Kỳ lân' blockchain và game NFT được định giá hơn 2 tỷ USD chỉ sau 9 tháng

Startup blockchain và game NFT Animoca Brands có trụ sở tại Hong Kong vừa có vòng kêu gọi vốn mới và nhận được 65 triệu USD khi định giá của startup này tăng gấp đôi lên hơn 2,2 tỷ USD.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp